Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cho biết triệu chứng và cách phòng trị bệnh chết héo dây tiêu?

Bệnh chết héo dây là bệnh rất nguy hiểm, thường làm chết tiêu hàng loạt gây mất trắng hoặc làm giảm năng suất  trầm trọng

Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa, nhất là vào cuối mùa mưa, khi có khí hậu ấm và ẩm, bệnh thường do nấm Phytophthora parasitica var piperina sống trong đất gây nên. Nấm thường tấn công ở bộ rễ, phần thân nằm trong đất và phần cổ thân nơi tíêp giáp với mặt đất

Phytophthora có  thể tấn công riêng lẽ, nhưng trong đa số các trường hợp là có sự kết hợp các nấm Fusarium, Pythium, Rhizoctonia cùng tấn công nên làm cây tiêu chết nhanh chóng

Triệu chứng đầu tiên là phần dây thân ở trên mặt đất có dấu hiệu bị héo. Lá tiêu bị trở qua màu vàng và bị rụng, phần lớn lá rụng hết trong vòng từ 7 - 14 ngày, để lại các cành trơ trụi. Sau đó thì toàn dây bị héo, chết trong vòng vài ngày hay vài tuần, vì toàn bộ rễ đã bị thối đen, và phần ở cổ thân vỏ bị thúi rã.

Trong mùa mưa thường thì lá dưới bị tấn công trước, đầu tiên những cành nâu đen với cạnh tia ra xuất hiện trên lá, sau vài ngày thì lá rụng trước, khi bệnh tấn công vào dây thân, đôi khi các lá bệnh rụng một lượt với lóng. Lúc lá bệnh rụng xuống đất chính là lúc mầm bệnh lan nhanh. Bện lây lan rất nhanh qua đất và qua nước tưới, cả vườn tiêu có  thể bị hại trong vòng vài tuần hay vài tháng

Bệnh chết dây do Phytophthora gây nên rất khó chữa trị, vì khi chúng ta thấy triệu chứng héo dây, thì lúc đó bộ rễ đã bị nấm tấn công từ 1,5 - 2 tháng trước

Đến nay chưa có một biện pháp nào hữu hiệu để phòng trị Phytophthora phá hoại trên tiêu cả. Đối với bệnh chết héo dây nên áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu qủa hơn là trị

Để phòng ngừa nên thực hiện các biện pháp sau:

- Trồng giống kháng bệnh như giống Lada belantoeng

- Thường xuyên cắt xén dây tiêu mọc quá nhiều, để vun tiêu được thoáng mát, khô ráo, nhất là các nhánh ở gần mặt đất

- Không bón phân chuồg khi chưa thật hoại

- Trồng đúng khoảng cách để vườn tiêu được thoáng

- Nhặt các dây và lá bị bệnh ra khỏi vườn tiêu, đem đốt để tránh lây lan

- Dùng thuốc hạt diệt tuyến trùng trong đất

Vào đầu và cuối mùa mưa nên dùng Alitte pha với nồng độ 2,5 g / lít để xịt đều lên lá cho tiêu, nhất là mặt dưới của lá. Nếu không có Aliete, có  thể dùng các loại thuốc có gốc đồng như dung dịch thanh phàn vôi 1 % (dung dịch Bordeaux) hay Copper zinc 85 WP (do Đại học Cần Thơ sản xuất) để xịt với khoảng cách 1 - 2 tuần/1lần. Ngoài ra có  thể dùng dung dịch thanh phàn vôi 5 % để sơn đều gốc tiêu đoạn từ mặt đất lện cao khoảng 50 cm hoặc tưới gốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình