Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản - Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
Nuôi ếch giống bằng nước giếng khoan, không che đậy mà để mái trần, gần đây, cứ 3-5 ngày là nòng nọc bị chết, có đợt cứ 12-13 ngày, thậm chí lên chân rồi vẫn chết, cứ qua đêm là chết trắng chìm dưới đáy bể. Khi xét nghiệm nước bể thì thấy độ pH cao, nước ổn định không vấn đề gì. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Nguyên nhân: Giai đoạn nòng nọc và bắt đầu mọc chân của ếch rất nhạy cảm với môi trường. Do vậy khi môi trường nuôi không ổn định sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ếch. Nguyên nhân chính ếch chết trong thời điểm vừa qua là do nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là rất cao. Ban ngày có thể lên 30 độ C, về đêm thường có mưa, nhiệt độ hạ xuống còn trên dưới 20 độ C gây hiện tượng phân tầng nhiệt của nước ảnh hưởng đến da và quá trình hô hấp của nòng nọc.
Cách khắc phục: Để khắc phục hiện tượng trên, chủ yếu phải giữ ổn định môi trường xung quanh che chắn bể nuôi không để phơi nắng, phơi mưa liên tục trong ngày.
Trường hợp khi pH nước giếng khoan cao thì trong quá trình ương nuôi nòng nọc nên có 1 bể hoặc ao chứa nước. Tại ao chứa đó sử dụng sục khí hoặc quạt nước sau đó anh sử dụng phèn chua hòa tan vào nước té đều khắp ao chứa nước, kiểm tra lại pH nếu đạt trong khoảng từ 6,5-7,5 thì có thể yên tâm cấp nước vào bể nuôi được.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình