Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây rau
Cây cà chua vẫn phát triển xanh tốt bình thường, ra trái bằng ngón tay thì bị héo từng cành, sau đó bị héo toàn cây và sau 1 tuần thì chết. Nhổ lên thì rễ bị hạt nhở bằng cọng rạ, nhưng hạt nà có màu như rễ bình thường. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?
Với hiện tượng mô tả như trên thì cây cà chua đã bị bệnh héo xanh, hay còn gọi là héo rũ. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây nên.
Hiện tượng rễ cây bị các nốt sần như khán giả miêu tả là do vi khuẩn tấn công và tại các bộ phận như rễ, thân có phản ứng bằng cách tạo nên các nốt sần, và các nốt sần khiến cho quá trình vận chuyển nước, dinh dưỡng nuôi cây bị tắc. Tùy theo mức độ vi khuẩn tấn công mà có thể cây cà chua bị héo xanh từng cành, hay bị toàn bộ cây. Vi khuẩn xâm nhập vào cây cà chua qua các vết thương cơ giới (trên thân, rễ…): vết chích của côn trùng hay vết thương cơ giới. Đặc biệt, cây cà chua dễ bị bệnh này nếu cây sinh trưởng kém, sức đề kháng không tốt, nhất là với điều kiện nhiệt độ (25-38 độ C, ẩm độ không khí, ẩm độ đất cao).
Cách khắc phục:
Khi cây cà chua đã bị bệnh thì hầu như không trừ được bệnh và chỉ có những biện pháp phòng trừ. Nếu chỉ một vài cây bị bệnh thì nên nhanh chóng nhổ bỏ các cây bị bệnh, tiêu hủy ngay bằng cách đem đi đốt và phun thuốc phòng trừ cho các cây còn lại (với các loại thuốc: Actinovate 1sp, Avalon 8wp, Miksabe 100wp (theo khuyến cáo của nhà sản xuất).
Để phòng trách hiện tượng bệnh trên, tốt nhất là dùng giống kháng bệnh (giống ghép: ngọn cà chua từ cây giống vườn ươm không bị bệnh ghép trên gốc cà tím). Bên cạnh đó xử lý ruộng trước khi trồng: ngâm ruộng hoặc phơi ải; luân canh cây trồng khác họ, tốt nhất là luân canh với 1 vụ lúa nước; giữ ruộng có độ ẩm thích hợp, chọn khu ruộng chủ động tưới tiêu, không bị ngập úng; tăng cường bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục (tuyệt đối không bón phân tươi) và chú ý bón vôi để khử độc tiêu trùng…
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình