Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi thuốc Angin chống nấm có trộn lẫn với thuốc gì để phun cho cây cà phê để chống bệnh do nấm gây ra không?
Trên thực tế thuốc trừ bệnh do nấm gây ra không có loại thuốc nào tên là Angin mà chỉ có thuốc Anvil 5SC (Hexaconazole) và Arin 25 SC, 50SC. Thuốc trừ nấm có thể trộn lẫn với thuốc khác để phun cho cây cà phê trong cùng một lần phun thuốc, nhưng yêu cầu người sử dụng thuốc phải hiểu được cách pha trộn thuốc (những thuốc mà trên bao bì có ghi ký hiệu gắn với tên thuốc là SC và EC).
- Đối với những thuốc có ký hiệu SC (ví dụ Anvil 5SC ): là những loại thuốc khi hòa vào nước nó sẽ tan chậm và khó tan.
- Đối với những thuốc có ký hiệu EC (ví dụ Polytrin P 440EC): khi hòa vào nước rễ tan và tan nhanh.
Có hai cách sử dụng:
- Cách thứ nhất: phun riêng từng loại theo hướng dẫn: liều lượng và nồng độ trên bao bì (cách này tốt nhất).
- Cách thứ hai: có thể trộn loại thuốc trừ bệnh do Nấm gây ra là: Anvin 5SC hoặc Arin 25 SC lẫn với thuốc khác như Polytrin P 440 EC để trừ rệp sáp.
Cách pha: Lấy một chai nước 250 ml sau đó nhỏ vài giọt thuốc loại khó tan vào trước (SC), lắc nhẹ tiếp sau là nhỏ vài giọt thuốc loại rễ tan vào (EC) rồi lắc nhẹ chai nước thuốc đã pha, nếu dung dịch nước thuốc đã thử đều tan trong nước thì có thể trộn được, nếu dung dịch nước thuốc đã pha bị kết tủa thì không thể trộn lẫn các loại thuốc với nhau. Lưu ý là pha loại thuốc khó tan trước và pha loại thuốc rễ tan sau.
Để tiết kiệm được chi phí và sử dụng thuốc thật hiệu quả, nên tìm hiểu thật kỹ từng loại thuốc trước khi sử dụng. Có thể tham khảo thêm cách pha như sau:
- Dùng chai 500 ml nước > cho 250ml nước vào chai, lần lượt đổ từng dạng thuốc cần pha (dạng khó tan trước, sau đó đến dễ tan hơn) như sau: Phân qua lá > WP > SC > SL > EC. Đóng nút chai, lắc nhiều lần ko có hiện tượng kết tủa, bốc hơi, nóng hay lạnh thì mới dùng được và phải phun ngay, còn nếu có các hiện tượng trên thì không được. Khi pha trộn thuốc với nhau thì giữ nguyên nồng độ của mỗi loại thuốc như lúc dùng riêng lẻ. Không pha thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu, bệnh, mà chỉ nên trộn 2 đến 3 loại là cùng không nên trộn đến 4 loại.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình