Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Có 2 ha cây cà phê 13 năm tuổi bị thối vỏ ở thân, héo cây rồi chết, có 40 cây bị bệnh, đã dùng sunfat đồng nhưng chưa khỏi. Xin hỏi cách khắc phục?
Theo như mô tả thì cây cà phê bị thối ở thân cây, rồi cây bị héo và chết…, đây là triệu chứng cơ bản của bệnh thối nứt thân trên cà phê. Bệnh này thường xuất hiện trên vườn cà phê kiến thiết cơ bản lẫn kinh doanh, trên đoạn thân đã hóa gỗ. Bệnh làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây, nếu bị nặng thì lớp gỗ phía trong bị khô dẫn đến hiện tượng tắc mạnh. Cây không hút được nước nên lá héo và khô từ đầu ngọn xuống.
Để phòng trừ có hiệu quả thì có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:
Phải kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh sớm khi thân cây vừa bị nứt hoặc có vết đen nhỏ để kịp thời phòng trị.
- Nếu cây đã bị khô ngọn nhưng thân dưới vẫn còn khỏe, cần phải cưa ngang thân và đốt bỏ phần cây bị bệnh. Sau đó dùng một số loại thuốc để quét lên trên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới.
- Đối với những cây bị nặng, đã chết: nên đào bỏ, thu gom và tiêu hủy để tránh lây lan nguồn bệnh.
- Đối với những cây xung quanh cây bệnh, có thể phun thuốc 2 - 3 lần để phòng ngừa bệnh lây lan (theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì).
- Đối với những cây bị nhẹ: có thể dùng dao cạo sạch phần vỏ thân cây bị bệnh, sau đó quét thuốc, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:
CopperHydroxide (DuPontTMKocideÒ 53.8 DF pha với nồngđộ 1%);
Cuprous Oxide (Norshield 58WP pha với nồng độ 1%).
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình