Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết cây ớt thu hoạch xong thì làm thế nào cho vụ sau không bị chết cây và thối trái? Xin hỏi cách xử lý đất như thế nào?
Khi ruộng trồng ớt đã bị bệnh chết cây và thối trái nhiều thì phải luân canh ngay với cây trồng khác từ 2 đến 3 vụ sau mới được trồng lại ớt. Nên chuyển địa điểm trồng ớt sang diện tích khác, sau khi luân canh mới được trồng lại.
Trong trường hợp mới trồng ớt được 1 vụ, ruộng ớt bị chết cây và thối trái ít thì có thể áp dụng các biện pháp phòng sau để hạn chế bệnh:
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh đem đốt;
- Xử lý đất bằng Sufat đồng, vôi bột;
- Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh như Virovral , Metalaxyl.
- Tránh trồng ớt vào mùa mưa;
- Không nên trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.
- Liếp phải cao và thoát nước tốt, tưới vừa đủ nước.
- Bón phân cân đối, không bón nhiều phân có hàm lượng Đạm (N) cao, lá xanh mướt tạo cho bệnh phát triển mạnh.
- Luân canh với các cây khác họ cà ớt (không trồng liền vụ với cây ớt hoặc cà).
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các cây và trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma cho ruộng ớt.
Việc tỉa cành bấm ngọn chú ý dụng cụ như dao, kéo cần phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh. Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh. Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Thường xuyên thăm ruộng ớt. Khi mới phát hiện bệnh cần phun thuốc phòng trừ ngay.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình