Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây ngô
Đất trồng ngô có nhiều sâu rúi, sâu đen, Xin hỏi cách khắc phục? Cây khi sắp thu hoạch thì bị thối đốt, gãy ngang thân cây, dùng thuốc khô vằn,... nhưng không khỏi, chết 15 - 20 cây mỗi luống. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Sâu rúi, sâu đen như mô tả ở trên có lẽ là sâu xám. Loại sâu này gây hại khi cây ngô còn non. Sâu tuổi 1-3 ăn lá ngô non hoặc gặm quanh thân ngô; tuổi 4 trở đi phá mạnh hơn, cắn đứt ngang cây ngô non kéo xuống đất. Khi cây ngô cứng hơn (có 7-8) sâu xám đục vào thân (phần thân sát gốc) ăn phần non mềm ở giữa thân làm cho cây héo và chết.
Cách khắc phục:
- Bẫy ngài bằng bả chua ngọt (cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 và cuối tháng 9 giữa tháng 10). Mỗi ha đặt 3 bẫy, mỗi bẫy cách nhau 400-500m; công thức bả chua ngọt: 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước cho vào bình đậy kín 3-4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì cho thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ nhúng vào bả cắm bên bờ ruộng, xứ 2-3 ngày nhúng lại 1 lần.
- Dùng thuốc Vibasu 10H, Vinetox 5H, Vicarp 4H, Regent 0,3G, Padan 4G rắc vào rãnh trước khi gieo hạt, mỗi sào 1 kg.
- Bới quanh gốc cây ngô bị cắn để bắt sâu hoặc dùng đèn soi bắt sâu bằng tay vào ban đêm hoặc sáng sớm khi sâu chưa kịp chui xuống đất.
- Làm sạch cỏ xung quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
- Về hiện tượng cây ngô khi sắp thu hoạch thì bị thối đốt, gãy ngang thân cây: đây không phải là hiện tượng cây ngô bị bệnh khô vằn mà là bị bệnh thối thân. Bệnh thường biểu hiện rõ khi ngô tung phấn, trỗ cờ.
Phòng trừ bệnh bằng cách:
+ Chọn những giống có khả năng kháng bệnh;
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh và không gieo ngô quá sâu;
+ Sử dụng hạt giống khoẻ;
+ Mật độ trồng vừa phải;
+ Luân canh cây trồng, bón phân cân đối (tránh bón nhiều đạm, ít kali);
+ Dùng thuốc để phun khi chớm có bệnh: Anvil 5SC, Vicarben SC, Ridomil gold 480 SL, Starner 20WP, Cuprimicin 500 81WP..nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì;
+ Xử lý hạt giống bằng Rovral (2g/10 kg hạt), Enaldo 40 FS, TMTD, Carbendazim dùng nấm đối kháng trichoderma ủ với phân chuồng bón trước khi gieo với lượng 4 kg/sào.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình