Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin cho biết lúa bị sâu cuốn lá thì nên phun thuốc gì? phun thuốc vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
Có 2 loại sâu cuốn lá: sâu cuốn lá lớn và sâu cuốn lá nhỏ. Trong 2 loại sâu này thì sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng hơn sâu cuốn lá lớn.
+ Với sâu cuốn lá lớn: Sâu phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa mới cấy cho đến khi lúa chín. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh gây hại nặng. Vùng trung du và miền núi bị hại nằng hơn vùng đồng bằng và vùng có bố trí cơ cấu cây trồng phức tạp dễ bị hại nặng. Cây lúa bị hại thường thấp nhỏ, đòng ngắn, thời gian lúa chín kéo dài hoặc đòng bị cuốn cong, không trỗ thoát hoặc gãy gập, không nở hoa kết hạt.
+ Với sâu cuốn lá nhỏ: thường phát sinh gây hại nặng vào những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, có mưa - nắng xen kẽ và gây hại vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh cho đến khi lúa ngậm sữa. Sâu cuốn lá nhỏ có khả năng gây thiệt hại ở mức cao, trên diện rộng và rất khó phòng trừ.
Cách phòng trừ 2 loại sâu trên:
- Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm.
- Điều chỉnh mật độ cấy hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
- Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm…
- Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc: Padan 95SP, Gegent 800WP, Vertimec 084SC, Proclail 1.9EC, DuPont TM Prevathon 5 SC, Virtako 40WG, Applaud 10WP, Sutin 5EC, Chess 50WG, Radiant 60SC...
Cách phun thuốc: Có 2 giai đoạn cần phải phòng trừ là giai đoạn lúa làm đòng và ngậm sữa. Phun thuốc trừ khi mật độ sâu 9-12 con/m2 và phun thuốc cả vào thân và lá lúa, trước khi phun cần phá bao lá.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình