Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây rau
Cải bắp trồng được 1 tháng bị khô lá, cháy lá rồi chết, cả su hào cũng bị, đã phun thán thư được 1 ngày. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo mô tả thì cải bắp bị bệnh cháy bìa lá (có nơi gọi là bệnh cháy lá bắp cải).
Bệnh cháy bìa lá bắp cải gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Campestris, được coi là bệnh quan trọng nhất và phá hoại nhất của cây họ thập tự, lây nhiễm tất cả các giống bắp cải và các loại họ thập tự như su hào, súp lơ, cải xanh, củ cải…
Cải bắp có thể nhiễm bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ sống. Các triệu chứng đặc trưng là vết bệnh có hình chữ V mũi nhọn hướng vào gân chính của lá, gây hoại tử kéo dài từ mép lá và làm đen các mô mạch dẫn truyền.
Bệnh phát triển mạnh ở vùng có khí hậu ấm và ẩm ướt, lan truyền nhanh chóng trên đồng ruộng.
Các cây thuộc họ thập tự, bao gồm bắp cải, su hào, súp lơ, cải xanh, cải xoăn, củ cải…đều bị nhiễm bệnh này.
Bệnh có thể lây nhiễm thông qua hạt giống nhiễm bệnh, vườn ươm cây con, vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương do côn trùng, qua rễ cây và cả những lỗ khí khổng trên lá. Bệnh có thể lây lan phân tán nhờ nước mưa hoặc nước tưới.
Vi khuẩn gây bệnh có thể sống sót trong các tàn dư cây trồng trong đất cho đến 2 năm, nhưng không quá 6 tuần trong đất. Phạm vi nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn phát triển là từ 25°C đến 30°C. Vi khuẩn ngừng hoạt động ở nhiệt độ dưới 10°C.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng hạt giống hoặc cây con sạch bệnh;
- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 50°C trong 20 phút, hoặc hóa chất điều trị với sodium hypochlorite, hydrogen peroxide… (theo hướng dẫn sử dụng);
- Kiểm soát côn trùng, các loại sâu hại để giảm bệnh phát sinh;
- Luân canh cây trồng với các cây trồng khác không thuộc họ thập tự (2-3 năm);
- Dọn sạch các tàn dư cây trồng họ thập tự sau khi thu hoạch;
- Bón phân cân đối, hợp lý, tăng cường bón kali là biện pháp kiểm soát bệnh cháy bìa lá.
Khi cây bị nhiễm bệnh có thể sử dụng thuốc Kasuran 47WP pha 50 gam thuốc cho bình 16 lít, phun ướt đều trên mặt lá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun khi trời nắng to hoặc có mưa.
Ngoài ra có thể sử dụng thuốc Kasumin 2L pha 30-40 ml thuốc cho 1bình 8-10 lít nước. Phun phòng (hoặc tưới gốc) 1 đến 2 lần ở thời kỳ cây con hoặc 3-4 lần ở thời kỳ cây trước khi bệnh xuất hiện, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình