Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cây mía mới lên đọt được 2 lá, mới lên khỏi mặt đất đã bị sâu đục thân. Đã dùng thuốc sariphop, monito, nhưng chưa khỏi. Xin cho biết cách khắc phục?
Có nhiều loại sâu đục thân mía gây hại như: sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân mình trắng, sâu đục thân mình hồng, sâu đục thân 5 vạch, sâu đục thân 5 vạch… Sâu đục thân hại mía rất khó phòng trừ do chúng trú ngụ trong thân cây mía, lại xuất hiện ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau; chúng sinh sôi, nảy nở mạnh nên bắt buộc phải phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp mới đạt được hiệu quả.
- Về biện pháp canh tác: Sử dụng giống kháng sâu bệnh; hom giống khỏe, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh. Ruộng trước khi trồng mía phải được cày bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, diệt trừ cỏ dại…
- Về biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng thiên địch như: kiến, ong ký sinh trên trứng sâu đục thân để giảm xâm nhiễm.
- Về biện pháp hóa học: như đã nêu ở trên, các loại thuốc hóa học thường phòng trừ sâu đục thân hại mía không có loại thuốc đặc hiệu và rất khó trị sâu, chỉ có biện pháp phòng ngừa:
+ Giai đoạn trồng mới: dùng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon như: Basudin 40EC, 50EC/ND hoặc Basudin 10G và Padan 4H, Kayazinon, rải lúc đặt hom với lượng 30kg/ha để phòng trừ mối, bọ hung và các loại sâu đục thân.
+ Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: rải hoặc phun cục bộ những nơi cây mía bị hại hoặc có triệu chứng sâu mới xâm nhập: dùng Padan 4H liều 10 g/m hoặc Vibasu nồng độ 0,25%, Padan 95SP 0,8 kg/ha để phun.
Ngoài ra, trong các giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: chú ý bóc lá khô, lá già, chặt cây bị sâu bệnh, kết hợp vệ sinh ruộng mía. Sau khi thu hoạch mía: phát quan bờ lô để phá nơi ẩn náu của sâu, bệnh; có thể luân canh cải tạo đất khi kết thúc chu kỳ trồng mía.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình