Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây rau
Cây ớt chỉ thiên, trồng hơn 1 tháng, lá đọt bị xoăn lại, một số cây bị rụng lá non. Khi bẻ cây ra thấy trong ruột thối đen, cây tóp lại. Đã sử dụng ridomin và anvin và một số thuốc diệt vi khuẩn nhưng không hiệu quả. Xin hỏi biện pháp khắc phục như thế nào?
Cây ớt thuộc họ cà nên thường mắc các loại bệnh tương tự như cà chua, khoai tây. Hiện tượng bệnh trên cây ớt như đã nêu ở trên do 2 đối tượng gây ra:
Thứ nhất: ớt bị xoăn ngọn là do vi rút gây ra, hiện nay chỉ có các biện pháp phòng bệnh chứ chưa có biện pháp chữa bệnh do vi rút.
Để hạn chế bệnh này cần lưu ý:
- Không trồng ớt trên đất vụ trước đã trồng ớt hoặc các cây họ cà. Nếu đã trồng ớt vụ trước thì cần luân canh với 1 đến 2 vụ lúa mới trồng vụ ớt tiếp theo để cắt đứt nguồn bệnh.
- Sử dụng hạt giống hoặc cây giống sạch bệnh. Mua giống từ các cơ sở có uy tín.
- Xử lý đất bằng vôi bột (50kg/1000 m2) để diệt côn trùng làm hại rễ cây;
- Biện pháp làm cỏ, xới xáo đất cần hạn chế làm tổn thương rễ cây.
- Khi thấy côn trùng chích hút xuất hiện (rầy mềm, rầy chổng cánh,...), cần phun thuốc diệt trừ.
Phun Regent + Karate khi ớt được 2 lá thật và trước khi đem trồng lúc ớt được 5-6 lá.
Phun các loại thuốc trừ rầy mềm thường xuyên sau khi đem ra trồng ngoài ruộng. Cần chú ý kiểm tra kỹ ruộng ớt xem có bị rầy mềm tấn công không, nếu có phải phun kỹ trên ngọn và mặt dưới của lá.
- Khi cây bị nhiễm bệnh chỉ còn cách tiêu hủy cây bệnh để không lây lan sang cây khác do các loại côn trùng chích hút truyền bệnh.
Thứ hai: khi bẻ cây ra thấy trong ruột bị thối đen, cây tóp lại, rụng lá. Có thể do 1 trong 2 loại vi khuẩn sau, cần lưu ý để phòng trừ có hiệu quả:
Nếu những ngày đầu cây không có biểu hiện bị héo buổi trưa, sáng hôm sau xanh trở lại thì cây ớt bị bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Campestris gây ra.
Phun thuốc hóa học ngay để phòng trị khi bệnh vừa xuất hiện, không nên phun thuốc quá trể, bệnh sẽ nặng và cây khó phục hồi.
Dùng thuốc Kasuran 47WP pha 20 -25g/bình 8 lít, phun 4 bình/1000m2, phun lại sau 10 ngày.
Cần chú ý là cây ớt càng thiếu kali bệnh này càng nặng. Líp ớt lên cao ráo và có phủ nilon ớt sẽ ít bệnh hơn các líp thấp, ẩm và không có che phủ nilon.
Nếu cây ớt có biểu hiện bị héo buổi trưa, sáng hôm sau xanh trở lại thì cây ớt bị bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây ra.
Hãy nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy và tưới ngay dung dịch thuốc Kasumin 2SL. Pha 30-40ml thuốc/bình 8-10 lít nước. Phun phòng (hoặc tưới gốc) 1-2 lần ở thời kỳ cây con hoặc 3-4 lần khi bệnh mới xuất hiện, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình