Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây hoa, cây cảnh
Trồng lứa hoa cúc vàng cho mùa vụ Tết, tính tới nay đã được 20 ngày, nhưng có xảy ra một số triệu chứng như: cây bị khô ở ngọn rồi héo úa dần hết đến khi rụng lá, khi nhổ cây lên thì thấy phía dưới cuống lá khô có mảng bám màu trắng; những cây không bị héo hư thì phát triển bình thường nhưng lại bị vàng lá, bệnh làm cây chết và không phát triển, xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị?
Theo mô tả thì cây hoa cúc có thể do các tác nhân sau:
A - Bệnh ở gốc cây:
1- Bệnh héo vàng:
Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân, tạo thành vết màu nâu đen, biểu bì chỗ bệnh hơi phình lên, nứt ra, khi ẩm ướt vết nứt có lớp sợi nấm màu trắng. Rễ cây bệnh bị thối đen dần, lá vàng dần cuối cùng toàn cây héo chết.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Fusarium sp. gây ra. Bệnh phát sinh nhiều khi khí hậu nóng và mưa nhiều. Nấm tồn tại trong đất và cây bệnh ở dạng sợi nấm.
Biện pháp phòng trừ: nếu trồng tên đất thì cần có thời gian để đất phơi ải, bón vôi, bón phân chuồng đã ủ hoai mục. Khi xuất hiện cây bị bệnh nên nhổ bỏ và xử lý chỗ cây bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng (VD một trong các loại thuốc: COC 85WP; BordoCop Super 12.5WP hoặc 25WP; Funguran - OH 50WP; booc-đô) kết hợp với phun thuốc Zineb, Benomyl.
Bạn có thể tự pha thuốc gốc đồng rất dễ làm là Booc-đô, cách làm như sau: mua sunfat đồng (phèn xanh) ở ngoài chợ và vôi khô (vôi xây dựng chưa tôi với nước, còn nguyên cục, không phải là vôi bột).
Muốn pha 10 lít nước thuốc thì lấy 100gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong một xô nhựa hay vại sành... (không dùng đồ chứa bằng sắt, tôn do dễ bị thuốc ăn mòn làm thủng). Tiếp đó lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một xô nhựa hay vại sành khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).
Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại (tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng). Lọc hết cặn vôi, sau khi pha xong dung dịch có màu xanh lam (xanh da trời) là được thuốc Booc-đô 1% để phun trừ bệnh.
2- Bệnh lở cổ rễ
Triệu chứng: Nấm trong đất xâm nhập vào cổ rễ phần sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu xám, lở loét, rễ bị thối mềm, lá bị héo dần và héo khô. Nhổ cây bệnh dễ bị đứt ngang gốc, chỗ vết đứt thối nham nhở.
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí khoảng 22-280C, đất bí chặt, đóng váng sau khi tưới.
Biện pháp phòng trừ: Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh để bổ sung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho cây, đồng thời bổ sung vi sinh vật có ích cho đất. Bón phân cân đối N, P, K theo nhu cầu của hoa cúc, đặc biệt là phân lân và kali.
Khi xuất hiện bệnh cần phòng trừ kịp thời, không để bệnh lây lan. Dùng các loại thuốc đặc trị nấm như: Validacin, Monceren, Anvil, Rovral để phòng trừ. Cách pha theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc.
B- Bệnh trên lá:
Bệnh đốm vàng: 

Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Sau đó từ mép lá, chóp lá, vết bệnh lan vào phiến lá làm lá thối đen và rụng.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria sp gây ra. Nấm này phát sinh mạnh ở nhiệt độ từ 20-280C, ẩm độ >85%.
Biện pháp phòng trừ: ngắt bỏ lá bị bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng, Topsin-M, Aliette 80NP, Rovral để phun.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình