Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây hoa, cây cảnh
Cây đào trồng ngoài vườn, cây xanh tốt. Xin hỏi chăm sóc thế nào để cây ra hoa đúng tết? Thời điểm nào đánh cây vào chậu được?
Để chăm sóc để đào nở hoa đúng Tết thì phải thiến đào từ tháng 8 âm lịch. Nếu vườn đào vẫn xanh tốt có thể do chưa thực hiện kỹ thuật “thiến đào” hoặc thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu.
- Thiến đào:
Theo kinh nghiệm dân gian thì thường “thiến đào” vào tháng 8 âm lịch, bằng cách: Dùng dao sắc cắt một đường quanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành, nhưng phải cách mặt đất trên 40 cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa, sau đó 1 tuần, lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh tươi, thì tiếp tục khoanh vỏ lại 1 lần nữa sao cho lá phải chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong, có thể dùng túi nylon che bên trên vết khoanh để nước mưa không đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.
- Tuốt lá:
Việc chăm sóc đào, từ đầu tháng 10 âm lịch, cần hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Sau đó, từ giữa tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và tưới nước vừa phải để chuẩn bị tuốt lá.
Muốn có hoa đẹp nở trong dịp tết âm lịch, song song với việc khoanh hãm đào, phải tuốt lá trước thời điểm trước Tết từ 50 - 60 ngày. Thời gian tuốt lá tuỳ thời tiết trong từng năm ấm hay lạnh và sức sinh trưởng của cây. Khi tuốt lá cần tránh làm mất mầm ngủ ở chân lá, chính là mầm ra hoa sau này.
- Cách thúc, hãm đào:
Trong trường hợp áp dụng đúng quy trình như trên, nhưng thời tiết bất thường gặp rét kéo dài, ảnh hưởng rõ rệt đến sự nở hoa, thì phải thúc đào nếu đào nở muộn. Cách thúc đào nở muộn như sau: Nếu đến tháng 12 âm lịch, chưa thấy nụ hoa rõ rệt, thời tiết lạnh kéo dài (dưới 100C trong thời gian trên 5 ngày), thì phải thúc hoa bằng cách ngừng tưới nước sau vài ngày, rồi tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40-50oC vào quanh gốc, 5-6 lần/ngày, quây nylon, thắp điện vào ban đêm. Đồng thời, phun phân bón lá kích thích cho hoa phát triển sớm hơn.
Vào cuối tháng 11 âm lịch, nếu thời tiết ấm kéo dài, nụ hoa đã nhú to, hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm đào bằng cách: Làm giàn che lưới đen và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân urê nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới bằng nước lạnh. Dùng dao khoanh một hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần đầu. Chặt rải rác từ 10-12% bộ rễ quanh gốc cây.
Theo kinh nghiệm dân gian, ngắm trăng rằm tháng 8 năm nay thấy sáng đục, báo hiệu vụ Đông sẽ ấm, có thể tuốt lá muộn hơn, từ 50 đến 55 ngày trước Tết.
Đánh cây vào chậu: Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1- 2 tháng.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình