Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi vai trò của nước đối với đời sống cây lúa?

Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập nước, tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa nương...) sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước. Lại có những giống lúa chịu được nước sâu, ở vùng Ðồng Tháp Mười những giống lúa cổ truyền có thể chịu ngập sâu đến 3 mét.

Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươi đem sấy thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g. Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa. Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa.

Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.

Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác nhau:

- Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm ðạt 25-28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy mầm và mọc được.

- Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3-4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy.

- Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị ðổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự ðẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa.

Nguồn: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình