Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin hỏi điều kiện của nước cho sự nảy mầm của hạt giống lúa như thế nào?

Để diễn ra quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong hạt thóc, chuẩn bị cho sự nảy mầm thì hạt thóc phải hút nước để tạo độ ẩm cho hạt thóc. Trong vòng thời gian ít nhất 24 giờ ngâm trong nước hạt thóc mới có một lượng nước được ngấm đồng đều vào toàn bộ hạt thóc.

Điều kiện để hạt thóc hút nước đạt đến độ ẩm thích hợp thì hạt thóc mới có thể nảy mầm được là: trước khi ngâm ủ, hạt thóc giống bảo quản trong kho có độ ẩm khoảng 13%. Về tốc độ hút nước của hạt thóc còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước.

Nếu hạt giống được ngâm ủ chưa đạt độ ẩm nhất định thì khó nảy mầm (khi hạt nảy mầm lượng nước trong hạt chiếm 30-40%. Nhưng nếu ngâm quá dài, hạt thóc hút nhiều nước, tinh bột trong hạt phân giải thành đường rồi hoà tan vào trong nước làm tiêu hao chất dự trong trong hạt, đồng thời dễ làm cho hạt bị chua, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, dẫn đến hạt sẽ bị thối hoặc mầm thóc yếu.

Nhu cầu về nước để hạt thóc nảy mầm còn phụ thuộc vào giống. Các giống lúa cạn, chịu hạn có khả năng hút nước và nảy mầm trong điều kiện đất tương đối khô; nhưng các giống lúa chịu được nước sâu lại có thể nảy mầm tốt trong điều kiện thừa nước.

Nguồn: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình