Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin hỏi về giống lúa nếp cái hoa vàng?

* Nguồn gốc xuất xứ:

Giống lúa Nếp Cái Hoa Vàng là giống được chọn lọc từ giống lúa nếp địa phương. 
Được công nhận giống theo Quyết định số 147 KHKT/QĐ, ngày 9 tháng 3 năm 1995.

* Đặc tính nông sinh học:

Nếp Cái Hoa Vàng là giống phản ứng ánh sáng. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa là 150 - 155 ngày.

Chiều cao cây: 125 - 130 cm. Cứng cây, đẻ nhánh trung bình, tỷ lệ bông hữu hiệu 50 - 55%. Bông dài 20 - 22 cm, tổng số hạt/bông là 105.

Hạt tròn, màu vàng nâu sẫm.

Độ dài hạt trung bình: 5,02 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 1,82.

Trọng lượng 1000 hạt: 25 – 26 gram.

 Gạo đục, dẻo, thơm được người tiêu dùng ưu thích.

Hàm lượng amilose (%): 2,3.

Năng suất trung bình: 35 - 40 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 40 – 45 tạ/ha.

Khả năng chống đổ khá tốt. Chịu phèn khá. Chịu chua và trũng khá.

Là giống dễ bị sâu đục thân. Nhiễm trung bình đến nặng với Rầy nâu.

Nhiễm vừa đến nặng với bệnh Đạo ôn và bệnh Khô vằn.

Kháng vừa với bệnh Bạc lá.

* Thời vụ gieo trồng và yêu cầu kỹ thuật:

Là giống Nếp Mùa muộn ở miền Bắc, thích hợp trên chân đất vàn trũng và hẩu.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 35 - 40 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 120 - 140kg

- Phân lân Supe: 300 - 350kg

- Phân Kali: 100 – 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và rầy nâu. Dễ bị lép, đổ nếu bón đạm thiếu cân đối với lân và kali.

Nguồn: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình