Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi về giống lúa C 70?
Nguồn gốc xuất xứ:
Giống lúa C 70 được chọn lọc từ tổ hợp lai nhập nội C671177/Milyang 23. 
Được công nhận giống theo Quyết định số 87 NN-KHKT/QĐ, ngày 15 tháng 2 năm 1994.
Đặc tính nông sinh học:
C 70 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân chính vụ là 165-170 ngày, ở trà Mùa chính vụ là 130 – 135 ngày.
Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Phiến lá cứng, góc lá hẹp, gọn khóm, khả năng đẻ khá. Giai đoạn mạ chịu rét khá.
Hạt dạng hơi bầu, vỏ mà vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 5,80 mm.
Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,40.
Trọng lượng 1000 hạt: 23 -24 gram.
Gạo trong, cơm ngon mềm.
Hàm lượng amylose (%): 24,0.
Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.
Khả năng chống đổ khá. Chịu rét khá. Hạt chín có ngủ nghỉ.
Là giống nhiễm nhẹ với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá. Nhiễm bệnh Khô vằn.
Nhiễm nhẹ đến trung bình với Rầy nâu.
Thời vụ gieo trồng và yêu cầu kỹ thuật:
Là giống gieo cấy được cả trong trà xuân chính vụ và Mùa chính vụ, chủ yếu là Xuân chính vụ.Thích hợp với chân đất vàn, vàn trũng, đất hơi chua và thiếu lân.
Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 55 - 60 khóm/m2
Nhu cầu phân bón cho 1 ha:
- Phân chuồng: 8 tấn.
- Phân đạm Ure: 220 - 240kg
- Phân lân Supe: 350 - 400kg
- Phân Kali: 100 - 120kg
Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ sâu đục thân và bệnh khô vằn.
Nguồn: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình