Kỹ thuật sạ lúa gồm:
a) Sạ khô: Áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước trời.
Tuỳ điều kiệncó thể thực hiện theo những phương pháp sau:
- Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1- 3cm. Gieo hạt theo rãnh sau đó lấp đất kín, hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa.
- Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt theo hốc sau đó lấp hạt.
b) Sạ ướt: Là phương thức sạ phổ biến nhất.
Cách sạ: Làm luống để dễ chăm sóc và quản lí nước, kích thước luống từ 2,5- 4m tuỳ theo diện tích ruộng gieo đều trên toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt ruộng khá bằng phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay, chìm hạt và đều trên mặt ruộng.
c) Sạ ngầm (Gieo chìm hạt ):
Được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi ruộng bị ngập nước trong mùa lũ và sau đó rút nhanh chóng, do đó lượng hạt giống gieo cao hơn so với các phương pháp sạ khác. Khi mực nước từ 10- 20cm, cần tiến hành lồng đất. Hạt giống đã được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Sau khi gieo 2- 4 ngày, nước ruộng phải được rút hết. Trong thời gian này, hạt tiếp tục hút nước, nảy mầm và mọc thành cây.
d) Sạ bằng máy theo hàng:
Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.
Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X 2-3cm.
Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm, ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.
|