Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi về kỹ thuật cấy lúa?
Kỹ thuật cấy lúa gồm các bước sau:
Mật độ và khoảng cách cấy: 
Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa và
Thời vụ cấy: vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao.
- Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh /khóm
- Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh / khóm
Khoảng cách:
- Vụ xuân: 20 cm X 11cm hoặc 18 cm X 11 cm
- Vụ mùa: 20 cm X 11 cm.
Giống: loại hình nhiều bông cấy dày hơn loại hình to bông.
- Giống nhiều bông cấy 200 -250 dảnh cơ bản /m2
- Giống to bông: cấy 180 -200 dảnh cơ bản /m2
Đất và dinh dưỡng: Đất xấu, ít phân cấy dầy hơn nơi đất tốt và nhiều phân.
Tuổi mạ, chất lượng mạ: Mạ già chất lượng kém cấy dày hơn mạ non, mạ tốt.
Trình độ thâm canh: Nơi có trình độ thâm canh thấp cần cấy dầy hơn nơi có trình độ thâm canh cao.
Kỹ thuật cấy:
Cấy thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm( cấy sâu 5-6cm lúa sẽ phát sinh 2 tầng rễ), ở vụ chiêm xuân cấy sâu hơn vụ mùa.
Để cấy nông, cần làm đất kỹ, giữ nước nông, cấy ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm tra, bảo đảm mật độ và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau này.
Nguồn: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình