Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết cách bón phân hiệu quả cho lúa mùa cực ngắn ngày?
Lúa mùa cực ngắn ngày được ưu tiên gieo cấy trên các chân đất phát triển cây vụ đông sớm. Đối với các giống lúa cực ngắn ngày ở vụ mùa (TGST 90 - 95 ngày) sau khi gieo mạ khoảng 32 ngày đã phân hoá đòng nên cần phải gieo vãi, hoặc cấy mạ non (3 lá). Đồng thời phải chăm sóc, bón phân sớm theo quy trình để lúa đẻ tập trung, bông dài hơn. Nếu bón muộn thì năng suất sẽ thấp. Lượng phân cụ thể cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) tùy theo chân đất, giống lúa và đặc điểm thời tiết. Mức bón theo quy trình của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm khuyến cáo như sau:
- Phân hữu cơ vi sinh: 16 - 18 kg
- Urê: 7 - 8 kg
- Super lân: 15 - 18 kg
- Kali clorua: 6 - 8kg
- Nếu có phân tổng hợp NPK thì càng tốt. Lượng bón căn cứ vào chất tác dụng ghi trên vỏ bao để tính toán cụ thể, khoảng 25 kg/sào Bắc bộ (loại 16:16:8).
Cách bón:
- Lót: 100% phân vi sinh (hoặc phân chuồng) + 100% lân + 70% đạm + 70% kali (bón trước bừa cấy)
- Bón đón đòng: Trước khi lúa phân hoá đòng 5 ngày (sau khi gieo cấy 27 - 30 ngày: Bón nốt lượng đạm và kali còn lại.
- Bón nuôi hạt: Khi lúa trỗ hoàn toàn nếu xấu thì bón thêm 1 kg ure/sào hoặc phun phân qua lá + 2 lạng kali trắng/sào.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình