Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây lúa
Lúa đầu vụ mùa thường có nhiều ốc bươu vàng phát sinh gây hại, xin cho biết cách diệt ốc hiệu quả?
Ốc bươu vàng là loài sinh vật có khả năng sinh sản rất mạnh, sức gây hại lớn (1 ốc trưởng thành ăn hết 10 - 14 dảnh lúa/ngày). Mạ non là thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng, lúa sau gieo cấy 30 ngày trở đi chúng gây hại không đáng kể. Ốc bươu vàng cái có sức đẻ trứng lớn (1.000 - 1.200 trứng/tháng).
Muốn phòng trừ ốc bươu vàng hiệu quả cần phải áp dụng nhiều biện pháp và tiến hành đồng loạt:
+ Thu gom ốc bằng nhiều biện pháp như bắt bằng tay, cắm cọc ở mương máng cho ốc leo lên đẻ trứng rồi thu lượm và diệt trứng.
+ Dùng ke, lưới chặn lỗ khi dẫn nước để hạn chế ốc theo dòng chảy xâm nhập vào ruộng lúa.
+ Dùng bao cát nặng kéo xung quanh ruộng trước khi cấy lúa để tạo thành rãnh nước kết hợp với việc thả các loại lá cây mà ốc ưa thích (lá đu đủ, lá khoai lang, bèo tây, xơ mít…) ở góc ruộng rồi bắt ốc.
+ Những ruộng có mật độ ốc cao không nên tiến hành gieo thẳng (gieo vãi) lúa. Cần sử dụng mạ dược trên 20 ngày tuổi để cấy sẽ hạn chế ốc ăn mạ non.
+ Dùng thuốc: Có 2 dạng hóa học và thảo mộc trong đó, thuốc hóa học là phổ biến. Ngưỡng phòng trừ là 2 con/m2, tốt nhất nên diệt trừ bằng thuốc khi kích thước ốc khoảng 3cm.
Thuốc có hoạt chất Metaldehyde (tác dụng tiếp xúc, vị độc, làm ốc mất nước và chết), thường sản xuất theo dạng hạt chậm tan nên ở vùng ruộng trũng có mức nước lớn thuốc vẫn phát huy tác dụng. Thuốc này an toàn với cá, tôm nên có thể dùng cho ruộng lúa - cá và có thể trộn vào giống hoặc phân bón rải cùng.
Đối với thuốc có hoạt chất Niclosamide (tác động đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp ốc) rất độc với tôm, cá nên không dùng diệt ốc cho ruộng lúa - cá.
Không trộn cùng với giống hay phân bón rải được vì mầm lúa bị ảnh hưởng và thuốc sẽ giảm tác dụng. Cần giữ nước 3 - 4cm trong 4 - 5 ngày sau khi dùng để thuốc phát huy hết tác dụng.
Thuốc thảo mộc trừ ốc có triển vọng là CE-02 (10 kg/ha) và CH-01 (15 lít/ha) do Viện BVTV nghiên cứu và sản xuất. Thuốc này hiệu quả diệt ốc cao >80% lại an toàn với môi trường.
 
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình