Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết bệnh đậu gà và cách phòng trị?

Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 - 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau:

1. Tác nhân gây bệnh: Do Avipoxvirus gây ra.

2. Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.

3. Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.

Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo. Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.

4. Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.

- Để phòng bệnh đậu gà:

Biện pháp miễn dịch được khuyến cáo ở các vùng dịch bệnh là sử dụng vacxin virus chủng gà Avipox nhược độc nhẹ. Trong nước sản xuất vacxin đậu gà đông khô sử dụng cho gà 1 ngày tuổi.

Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 - 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 - 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 - 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 - 5 tháng tuổi.

- Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.

Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình