Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết lợi ích của ủ chua thức ăn cho bò và làm thế nào để ủ chua thành công?

Ủ chua là quá trình lên men yếm khí khi trong hố ủ có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Ủ chua có những lợi ích sau:

- Dự trữ thức ăn để sử dụng vào những thời điểm khan hiếm như vụ đông - xuân, khi úng lụt... chủ động có đủ thức ăn cho bò sữa quanh năm.

- Tận dụng được một số phụ phẩm nông nghiệp (cây ngô sau thu bắp, dây lạc...) để nuôi bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật ủ chua bao gồm việc cắt cây thức ăn vào giai đoạn thích hợp, thái nó thành những mẩu nhỏ, nén vào một hố ủ, và phủ hố này bằng đất để tránh nước (mưa) và không khí lọt vào. Có thể ủ chua cây ngô thức ăn, cây ngô sau thu hoạch bắp khô hay bắp non, ngọn mía, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng, thân lá lạc, bã dứa... 

Điều kiện cần thiết để ủ chua thành công là:

- Phải có một hố ủ bảo đảm đúng tiêu chuẩn: hố ủ phải chắc chắn, thành hố và đáy hố phải cứng để ngăn cản không cho nước bên ngoài ngấm vào, hố ủ phải sạch không gồ ghề để nén thức ăn được chặt và dễ dàng. Sau khi chất nén đầy thức ăn, hố ủ phải được đắp kín bằng đất và che phủ cẩn thận để tránh nước mưa và không khí lọt vào hố ủ.

- Thức ăn đem ủ phải có chất lượng tốt, phải tươi, không thối, mốc. Một số loại cây thức ăn có tỷ lệ đường cao như khoai tây, khoai lang... dễ ủ, không cần phải cho thêm rỉ mật đường. Một số khác khó ủ hơn do tỷ lệ đường thấp, vì vậy phải bổ sung thêm rỉ mật.

- Phải đảm bảo thức ăn trước khi chất vào hố ủ có độ ẩm khoảng 65 - 70%. Nếu độ ẩm trên mức này cần phơi qua cho rút bớt nước. Nếu thuéc ăn khô, già quá thì vẩy thêm nước (hoặc tưới rỉ mật đường pha loãng) cho đủ độ ẩm trên.

- Trong trường hợp chẳng may gặp thời tiết xấu và không thể phơi được, có thể xử lý bằng cách băm nhỏ rơm khô hoặc bã mía, trộn đều và ủ chung với cây thức ăn đem ủ chua (cỏ hoặc cây ngô thức ăn...).

- Thao tác ủ (chất thức ăn vào hố) càng nhanh càng tốt sau đó lấp hố ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi đóng hố ủ diễn ra trong cùng một ngày.

- Phải nén thật chặt khối thức ăn trong hố. Muốn vậy phải chất và hố từng lớp mỏng một và chất thức ăn đến đâu nén chặt đến đó. Chú ý nén trên toàn bộ bề mặt hố, nén xung quanh và các góc hố.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình