Đăng nhập
TRANG CHỦ
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết phản xạ xuống sữa là gì? Khi vắt sữa phải tuân thủ các quy định gì?
Sữa được tạo ra trong bầu vú ngay sau khi gia súc cái đẻ. Sau khi tạo ra, sữa được tịch tụ trong bể sữa và các xoang tiết. Từ đây, thông qua các phản xạ có điều kiện như nhìn thấy hình ảnh người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, được dẫn vào vị trí vắt sữa và đến giờ vắt sữa... và thông qua các kích thích thú vị trực tiếp lên đầu vú (như rửa lau bằng nước ấm, xoa bóp bầu vú...) mà sữa được tiết mà thải ra. Đây chính là phản xạ xuống sữa. Phản xạ này kéo dài khoảng 5 - 6 phút. Nó bị ảnh hưởng xấu hoặc bị ức chế nếu có các kích thích đau, khó chịu như: đánh đập bò, xoa bóp quá mạnh lên bầu vú, có tiếng kêu thét, có đông người hoặc người lạ vào vắt sữa...
Vắt sữa đúng kỹ thuật rất quan trọng, nó quyết định đến sản lượng sữa, tránh được viêm vú vú cho bò, tránh nguy cơ hư hỏng hoặc loại thải bò. Cần tuân thủ một số quy định sau đây trong vắt sữa:
- Phải luôn luôn bảo đảm cho bò ở trong trạng thái dễ chịu, yên tĩnh, không gây ra những biến động bất thường.
- Kích thích lên bầu vú phải nhẹ nhàng, thời gian kích thích trong khoảng 1 phút (nên dùng khăn lau thấm ướt với nước ấm 40 - 42
o
C lau bầu vú và xoa bóp nhẹ nhàng lên bầu vú).
- Không thay đổi người vắt sữa, địa điểm và thời gian vắt sữa. Nếu có nhiều bò khai thác sữa thì hàng ngày luôn bảo đảm trình tự vắt sữa từng con.
- Khoảng cách giữa các lần vắt sữa phải đều nhau. Ví dụ: nếu vắt sữa hai lần mỗi ngày thì khoảng cách giữa các lần vắt sữa là 12 giờ.
- Bảo đảm tốc độ vắt sữa vừa phải, không nên vắt quá nhanh hay quá chậm.
- Nếu trong đàn bò có bò ốm hoặc bị viêm vú thì vắt sau cùng, sữa để riêng ra.
Nguồn:
hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình