Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi nên bổ sung các chất khoáng cho bò sữa như thế nào?

Các chất khoáng rất quan trọng đối với bò sữa, đặc biệt là canxi và phốtpho. Người ta có thể bổ sung các chất này theo hai cách:

Cách thứ nhất:  trộn các chất khoáng với nhau theo những tỷ lệ nhất định gọi là premix khoáng. Sau đó dùng hỗn hợp khoáng này trộn vào các loại thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,20 - 0,30% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 - 40g cho mỗi con, tùy theo từng đối tượng và năng suất sữa của từng con.

Sau đây là một số công thức sản xuất premix khoáng (tính cho 1000 g):

- Cacbonat canxi : 450 g

- Sunphat sắt : 6 g

- Sunphát đồng : 2 g

- Cacbonat mangan : 1 g

- Oxit kẽm : 0,6 g

- Sunphát coban : 0,3 g

- Iodua kali : 0,1 g

- Đicanxi phốtphát : 400 g

- Phân lân nung chảy :70 g

- Bột xương : 70 g

Chú ý là phải phơi thật khô các thành phần cũng như các chất đệm (đicanxi phốtphát, bột xương hoặc bột sò...) để có thể bảo quản được lâu dài và sản xuất một lần có thể dùng trong 2 - 3 tháng. Trước khi trộn, cần tán nhỏ các loại muối (không trộn cùng lúc muối đồng với muối iốt hoặc muối iốt với muối coban).

Cách thứ 2: trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất độn) như đất sét, xi măng... Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Đá liếm này được đặt trong chuồng nuôi, trên bãi chăn (dưới gốc cây) để bò liếm tự do.

Ví dụ: công thức sản xuất tảng đá liếm (tính theo tỷ lệ %):

- Canxi phôtphát : 40

- Canxi cacbonat : 20

- Sunphát magiê : 10

- Muối ăn : 30

- Chất kết dính : vừa đủ

Cách làm: lúc đầu trộn đều sunphát magiê với lượng muối ăn. Sau đó trộn hỗn hợp này với 1/2 lượng canxi phôtphát và canxi cacbonat và cuối cùng, trộn với lượng còn lại của các loại muối này.

Người ta thường sử dụng đất sét làm chất kết dính (có thể cho thêm ximăng với tỷ lệ 12 % so với khối lượng chung). Đất sét dẻo phải phơi khô, tán thật nhỏ. Sau đó trộn đất sét vào hỗn hợp khoáng đã chuẩn bị như trên với tỷ lệ vừa đủ, nhồi thành khối dẻo rồi nặn thành các viên gạch nặng 0,5 - 1,0 kg, phơi khô hoặc nung thành gạch non để dùng cho bò sữa.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình