Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi cách cạn sữa và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò cạn sữa có chửa?
Trong một chu kỳ sản xuất bình thường bò có khoảng cách lứa đẻ 12 - 13 tháng, thời gian vắt sữa 9 - 11 tháng và thời gian bò cạn sữa kéo dài khoảng 2 tháng, tính đến ngày đẻ. Việc cạn sữa cho bò dễ hay khó tùy theo năng suất sữa của chúng. Ở những con bò cao sản nếu không làm cạn sữa đúng kỹ thuật thì rất dễ gây ra bệnh viêm vú. Trung bình, thời gian làm cạn sữa mất khoảng 7 -10 ngày, đối với những con có năng suất cao, và 3 - 4 ngày đối với những con có năng suất thấp.
Kỹ thuật cạn sữa phải đảm bảo yêu cầu nhanh gọn về thời gian, con vật vẫn phát triển bình thường, không bị viêm vú. Cách tiến hành cạn sữa như sau:
 - Giảm số lần vắt sữa trong một ngày, tính bình thường hai lần mỗi ngày xuống còn 1 lần, sau đó vắt sữa cách nhật.
- Thay đổi thời gian vắt sữa, thời gian cho ăn, thay đổi vị trí vắt sữa...
- Giảm bớt lượng thức ăn trong khẩu phần.
Khi với các biện pháp nêu trên mà chưa đạt được kết quả thì tiến hành loại bỏ hoàn toàn thức ăn nhiều nước, sau đó là thức ăn tinh và đôi khi thay cỏ kho bằng rơm và giảm nước uống.
Cạn sữa được xem là kết thúc khi bầu vú giảm khối lượng, sữa không còn được tạo thành trong bầu vú. Để đề phòng viêm vú nên bơm mỡ kháng sinh (ví dụ: Mastejet Fore) vào tất cả các ống núm vú.
Trong điều kiện chăn nuôi bình thường và kỹ thuật phối giống đảm bảo thì khi cạn sữa bò đang mang thai ở vào giai đoạn cuối. Trong thời kỳ này bò cạn sữa một mặt phải đảm bảo cho bào thai phát triển bình thường và mặt khác, phải tích lũy dinh dưỡng cho thời kỳ tiết sữa tiếp theo. Chính vì vậy, kỹ thuật cạn sữa cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vào giai đoạn này ảnh hưởng đến chất lượng bào thai và sản lượng sữa của chu kỳ tiết sữa tiếp theo.
Trong thời gian bò cạn sữa cho ăn khẩu phần duy trì cộng thêm với nhu cầu cho mang thai vào hai tháng chửa cuối cùng. Nếu là bò tơ có chửa thì ngoài hai nhu cầu nói trên phải cung cấp thêm cho nó các chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể, giúp nó đạt được khối lượng cơ thể trưởng thành.
Ví dụ: khẩu phần hàng ngày của một bò cái cạn sữa có chửa nặng 400kg.
 
Loại thức ăn Tháng chửa thứ 8 Tháng chửa thứ 9
 
Cỏ tự nhiên
 
Rỉ mật đường (kg)
 
Cám gạo (kg)
 
Bột ngô (kg)
 
Bột đậu tương (kg)
 
35
 
1,50
 
0,40
 
0,40
 
0,20
 
35
 
1,5
 
0,80
 
0,80
 
0,40
Cần chú ý chăn thả bò cái cạn sữa ở bãi chăn bằng phẳng, gần chuồng. Trong khi chăn không nên đánh đập, dồn đuổi bò, để tránh gay xảy thai. Thời gian chăn thả khoảng 4 - 5 giờ mỗi ngày. Thường xuyên bảo đảm chuồng trại thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình