Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết triệu chứng chung của các bệnh ký sinh trùng đường máu? Bò sữa thường mắc các bệnh nào và kỹ thuật phòng trị bệnh?

Khi bò sữa mắc các bệnh ký sinh trùng đường máu, triệu chứng chung thường thấy là sốt cao, bò gầy yếu dần, sữa giảm sút. Ngoài ra, tùy theo từng loại ký sinh trùng có thể thấy các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, bò đái ra máu, phù thũng dưới hầu, dưới ức...

Đàn bò sữa ở Việt Nam thường bị mắc các bệnh ký sinh trùng đường máu: tiên mao trùng, lê dạng trùng, biên trùng. Đặc điểm chung của các bệnh này là:

- Bệnh lây lân thông qua các loại côn trùng thu y (ruồi hút máu, mòng, ve...) môi giới truyền bệnh. Các loài côn trùng này đốt và hút máu bò bệnh cùng với các ký sinh trùng. Sau đó chúng lại đốt bò khỏe và truyền bệnh cho bò khỏe.

- Các bệnh ký sinh trùng đường máu không thể điều trị bằng kháng sinh được.

1 - Bệnh tiên mao trùng

Bệnh do tiên mao trùng Trypanosoma evansi gây ra.

Bò bị bệnh có các triệu chứng: sốt cao, lên tới 40 - 41oC. Các cơn sốt gián đoạn theo dạng làn sóng: bò bị sốt 1 - 2 ngày liền, sau đó nhiệt độ hạ xuống mức bình thường, sau 2 - 6 ngày, nhiệt độ lại tăng lên, cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều đợt. khi bò bị bệnh cấp tính, đo kèm với sốt cao đột ngột thường thấy các biểu hiện hội chứng thần kinh như con vật đi vòng tròn, run rẩy từng cơn, quay cuồng, bụng trướng to rồi lăn ra chết.

Trường hợp thể nhẹ, bệnh có thể kéo dài 1 - 2 tháng hoặc hơn. Bò bệnh có biểu hiện thiếu máu trầm trọng, các niêm mạc vàng vọt, con vật càng ngày càng gầy yếu, suy nhược kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Tại các vùng thấp như hầu, ức, nách, chân, háng thường thấy phù thũng.

Điều trị

Có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để điều trị bệnh tiên mao trùng:

-Trypamidium:  pha với nước cất thành dung dịch 1 - 2%, liều dùng 0,5 - 1mg/kg thể trọng. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

- Naganin: liều 0,02g/kg thể trọng, pha với nước cất thành dung dịch 10%, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thịt. Liệu trình: tiêm hai ngày liền, nghỉ một ngày , rồi lại tiêm lần thứ ba.

- Berenyl: liều 3,5 - 5mg/kg thể trọng, pha thành dung dịch 7%, tiêm bắp thịt.

Kết hợp với tiêm trợ lực bằng:

- Nước sinh lý mặn 10%: liều 150 - 250ml, tiêm tĩnh mạch.

- Nước sinh lý ngọt 30%: liều 200 - 300ml, tiêm tĩnh mạch.

- Cafein 20%: liều 11-20mk hoặc long não nước 10%: liều lượng 40 - 50ml.

- Clorua canxi 10%: liều 70 - 100ml, tiêm tĩnh mạch.

Phòng bệnh

- Định kỳ kiểm tra máu để phát hiện tiên mao trùng, mỗi năm tiến hành hai lần. Nếu thấy bò bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ thì dùng các loại thuốc nêu trên để tiêm phòng. Tác dụng phòng bệnh có thể kéo dài 2 - 3 tháng.

- Có các biện pháp phòng chống côn trùng hút máu hữu hiệu: khơi thông cống rãnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên phát quang bụi rậm quanh chuồng và trên bãi chăn để côn trùng không có nơi cư trú, xịt thuốc quanh chuồng trại mỗi tháng một lần để diệt côn trùng.

- Thường xuyên nuôi dưỡng, chăm sóc tốt bò sữa để tăng sức đề kháng: cho ăn uống đầy đủ, với thức ăn chất lượng tốt, lưu ý bổ sung khoáng chất và vitamin

2 - Bệnh biên trùng

Biên trùng là một bệnh ký sinh trùng đường máu do đơn bào Anaplasma, ký sinh trong hồng cầu gây ra.

Bò sữa có thể bị bệnh ở thể cấp tính hoặc mãn tính. Thể cấp tính: bò sốt cao 40 - 41oC, nhiệt độ lên xuống thất thường kiểu hình răng cưa, toàn thân run rẩy, các cơ bắp co giật. Con vật thở khó và thở gấp, chảy nhiều dơt dãi. Các niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt do thiếu máu.

Thể mãn tính: với các triệu chứng tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn. Bò bệnh ăn ít, gầy còm, suy nhược, thiếu máu, giảm hoặc không tiết sữa.

Điều trị

Để điều trị bệnh biên trùng tốt nhất nên sử dụng Rivanol tiêm tĩnh mạch

Cách pha dung dịch tiêm: đổ 0,2 - 0,4g Rivanol vào 120ml nước cất, đun 88oC và quấy đều cho tan hết, sau đó lọc bằng giấy lọc. Khi dung dịch nguội 40oC thì đổ 60ml còn Etanol 90o vào.

Cách điều trị: có thể tiêm liên tục trong 2 - 3 ngày, mỗi ngày một liều như trên, hoặc tiêm cách ngày. Kết hợp với tiêm trợ sức, trợ lực bằng cafein, long não, vitamin B­1 và nuôi dưỡng, chăm sóc tốt bò trong thời gian điều trị.

Cũng có thể sử dụng Haemosporidin, Lomidin, Quinarcin... để điều trị bệnh biên trùng, nhưng không đặc hiệu bằng Rivanol.

Phòng bệnh

- Định kỳ lấy máu bò để kiểm tra, phát hiện biên trùng (mỗi năm 2 lần)

- Tiêm phòng bệnh vào tháng 10 hàng năm bằng dung dịch Rivanol.

- Có các biện phát diệt ve hữu hiệu: bắt bằng tay (chú ý các vùng kín như nách, sau tai, bẹn...), dùng Ectopor, Ectomin, Hantox-spray... định kỳ phun diệt ve.

- Luôn bảo đảm chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng cho con vật, chống lại bệnh tật.

3 - Bệnh lê dạng trùng

Bệnh do các loài Babesia, ký sinh trong hồng cầu của bò gây ra. Bệnh có thể xuất hiện thể cấp tính hoặc mãn tĩnh.

Thể cấp tính: con vật sốt cao (40 - 41oC), liên tục hàng tuần. Bò thở khó. Lúc đầu nước tiểu có mầu hồng, sau đó đỏ dần và cuối cùng đỏ như mầu nước nâu. Các hạch lâm ba sưng phù thũng, đặc biệt hạch trước vai và trước đùi.

Thể mãn tính: các dấu hiệu lâm sàng giống thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. Biểu hiện chủ yếu là thiếu máu, gầy yếu và giảm sản lượng sữa hoặc cạn sữa.

Điều trị

Có thể dùng:

- Azindin: liều lượng 1 lọ/150kg thể trọng. Pha thuốc thành dung dịch tiêm, mỗi lọ 1,18g pha với 7ml nước cất. Thuốc có thể tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch.

Nếu thấy cần thiết có thể tăng liều gấp đôi (nhưng nên tiêm vào 2 chỗ khác nhau để tránh đau cho bò sữa). Sau khi tiêm 24 giờ mà thân nhiệt không giảm, có thể tiêm nhắc lại.

- Haemosporidin: liều 0,05 mg/kg thể trọng. Pha với nước cất thành dung dịch tiêm 1 - 2%, tiêm tĩnh mạch.

- Acriflavine hydrochloride: liều 2,5mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch.

- Trypan blue: liều 2 - 3mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch.

- Quinuronium sulfate: liều 1 - 2mg/kg thể trọng. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Trước khi điều trị với các loại thuốc trên, cần kết hợp tiêm trợ sức bằng cafein, long não nước, đồng thời cho bò ăn uống và chăm sóc tốt.

Phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh tương tự như với trường hợp bệnh biên trùng. Điều rất quan trọng là phải kiểm tra máu định kỳ, 4 tháng một lần để phát hiện bò bệnh, bò mang trùng và điều trị kịp thời. Tại những nơi có nguy cơ cao và ở những đàn thường xảy ra bệnh, cần tổ chức tiêm phòng với một trong các loại thuốc nêu trên.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình