Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Bê có dáng điệu lù dù, bụng to, lông xù, nằm một chỗ. Lúc đầu phân lổn nhổn, hơi táo, từ mầu đen chuyển sang mầu vàng sẫm có lẫn máu. Sau đó phân chuyển sang vàng xám, đặc sền sệt, rồi ngả sang mầu trắng và lỏng dần, mùi tanh khẳm và rất thối. Con vật ỉa vọt cần câu. Đó là bệnh gì? Cách phòng trị?
Với các triệu chứng như mô tả có thể nói bê bị bệnh giun đũa. Bệnh do một loài giun đũa (Toxocara vitulorum) sống ký sinh trong ruột non của bê gây nên. Bệnh phát ra ở bê do nuốt phải trứng giun. Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 20 - 90 ngày sau khi đẻ và thường phát vào mùa rét.
Để khẳng định bệnh, ngoài các triệu chứng lâm sàng nêu trên cần kết hợp với đặc điểm dịch tễ: bệnh chỉ thấy ở bê mà không thấy ở bò trưởng thành. Có thể dung phương pháp phù nổi để kiểm tra trứng giun trong phân.
Điều trị
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây: 
- Phenolthiazin, liều 0,05g/kg thể trọng, cho uống mỗi ngày hai lần và trong hai ngày liền. 
- Piperazin, liều phòng và trị 0,25g/kg thể trọng. Đây là loại thuốc đặc trị giun đũa bê, thuốc vừa có hiệu lực cao, ít độc lại dễ sử dụng. Cách dùng: hòa thuốc vào nước, cho uống một lần, không cần nhịn đói trước khi tẩy. Cũng có thể trộn thuốc với thức ăn. Trong trường hợp bê bị nặng, có thể điều trị lặp lại sau 5 ngày. 
- Tetramisol: liều 8 - 10 mg/kg thể trọng, cho uống hoặc tiêm. 
- Mebenvet: liều 0,5g/kg thể trọng, cho uống vào hai buổi sáng. 
Phòng bệnh 
- Nuôi dưỡng tốt bê con: cho ăn đủ sữa, thức ăn chất lượng tốt, uống nước sạch. 
- Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình