Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bê bị ỉa chảy, phân có mùi tanh, khi ỉa bê cong lưng rặn nhưng phân ra ít và có dính chất nhầy và máu. Đây là triệu chứng của bệnh gì? Phòng và trị bệnh này như thế nào?

Đây là triệu chứng của bệnh cầu trùng ở bê. Bệnh cầu trùng còn gọi là bệnh lỵ đỏ, do các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria sống ký sinh ở ruột non gây ra. Trâu bò nói chung đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng bê sữa từ 2 - 3 tháng tuổi thường bị nhiễm nhiều hơn.

Bê nhiễm bệnh do ăn hay uống phải noãn nang cầu trùng. Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng phát triển. Chính vì vậy người ta thấy bệnh này phát mạnh vào mùa hè, đặc biệt vào những năm mưa nhiều.

Với các triệu chứng lâm sàng mô tả như trên người ta có thể dễ dàng chẩn đoán được bệnh. Tuy nhiên, để khẳng định, nên hòa phân bê vào cốc nước muối bão hòa, sau 20 - 30 phút, hớt lớp trên và đặt lên lam kính, kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện noãn nang cầu trùng.

Điều trị

Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng bê. Chúng ta có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:

- Thymol: đây là loại thuốc tốt nhất, liều dùng 2 - 3 viên (mỗi viên 7g) trong một ngày, cho bê uống trong thời gian từ 3 - 5 ngày.

- Furazolidon hoặc Nitrofuran: liều 0,03 - 0,04g/kg thể trọng, dùng trong 4 - 5 ngày liên tục. Có thể trộn thuốc với thức ăn hoặc pha vào sữa, vào nước uống.

- Phenothiazin: liều dùng 30mg/kg thể trọng, chia làm hai lần cách nhau 24 giờ.

- Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin: liều dùng 0,01 - 0,12g/kg thể trọng. Có thể trộn với thức ăn. Dùng liên tục trong 5 - 6 ngày.

- Furaxilin: liều dùng 3g/100kg thể trọng, dùng cho bê uống trong 5 ngày liên tục, có tác dụng phòng trị bệnh cầu trùng rất tốt.

Trong khi điều trị bệnh cầu trùng nên kết hợp:

- Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như oxytetracylin (30 - 50mg/kg thể trọng) trong 5 - 6 ngày liền.

- Dùng thuốc trợ sức và chống chảy máu: vitamin B1, vitamin C, vitamin K, Cafein, long não nước. Trong trường hợp mất nhiều nước, truyền huyết thanh mặn, ngọt: 1000ml/100kg thể trọng/ngày.

- Chữa chứng viêm ruột bằng cách dùng các loại thuốc làm xe niêm mạc, sát trùng đường ruột, thụt rửa, kết hợp hộ lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

Phòng bệnh

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh thông thường: dụng cụ cho bê ăn uống phải vệ sinh, chuồng trại nuôi sạch sẽ, nuôi dưỡng tốt bê để nâng cao sức đề kháng với bệnh.

Nếu trong đàn có bê bị bệnh cầu trùng cần cách ly những con ốm. Hàng ngày dọn và tiêu độc phân, ổ lót, cũi bê bằng axit sunphuric pha loãng 3%, tẩy rửa sạch sẽ các dụng cụ đựng sữa và cho bê ăn uống. Dùng nước vôi crezin tẩy uế nền chuồng mỗi tuần hai lần trong hai tuần lễ. Tháo khô các bãi chăn bị ngập nước, tẩy uế bằng vôi.

Tại những nơi có lưu hành bệnh hoặc khi trong đàn có một số bê bị bệnh, cần định kỳ hàng tháng sử dụng thuốc phòng nhiễm với một trong các hóa dược sau:

- Sulfamerazin: liều 0,05g/kg thể trọng, dùng trong 3 - 4 ngày liền.

- Furazolidon: liều 0,05g/kg thể trọng, dùng trong 2 - 3 ngày liền.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình