Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bò đột ngột bỏ ăn, sốt cao, thở gấp, tụ huyết ở mắt và các niêm mạc. Bò bị bệnh gì? Biện pháp phòng và điều trị?

Có nhiều khả năng bò bị bệnh tụ huyết trùng. Để khẳng định nên làm tiêu bản máu, tổ chức hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bò sữa bị bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh này gây chết rất nhanh, xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 9.

Điều trị

Có thể dùng các loại thuốc sau đây để điều trị bệnh tụ huyết trùng:

- Streptomycin: liều lượng 15 - 20mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 - 4 lần cách nhau 3 - 4 giờ và tiêm liên tục trong 4 - 5 ngày.

- Tetracycline: liều lượng 20mg/kg thể trọng/ngày, tiêm liên tục trong 4 - 5 ngày.

- Sunfamerazin: liều 0,13g/kg thể trọng/ngày, pha thành dung dịch 6%, tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày liền và dùng kết hợp với gentamycine hoăc kanamycine.

- Gentamycine: liều 6 - 8ml/100kg thể trọng.

- Kanamycine: liều 10ml/100kg thể trọng.

- Nếu phát hiện bệnh sớm có thể dùng huyết thanh miễn dịch (kháng thể) đối với bệnh tụ huyết trùng bò, mang lại hiệu quả rất tốt, với liều 20 - 40ml cho một bê và 60 - 100ml cho một bò trưởng thành.

Trong khi điều trị với các loại thuốc kể trên, cần kết hợp tiêm thêm thuốc bổ trợ: multivit, cafein, vitamin B1, vitamin C... và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để con vật có sức chống đỡ với bệnh tật.

Phòng bệnh

- Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng theo lịch định kỳ của cơ quan thú y. Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Thông thường, cần tổ chức tiêm phòng tụ huyết trùng cho toàn đàn mỗi năm hai lần, cách nhau 6 tháng.

- Thường xuyên vệ sinh, khơi thông cống rãnh quanh chuồng trại, bãi chăn thả. Định kỳ dùng nước vôi 10% hoặc các thuốc sát trùng khác để tiêu độc, tẩy uế chuồng trại.

- Chăn sóc, nuôi dưỡng tốt và khai thác hợp lý để tăng sức đề kháng với bệnh tật.

- Khi thấy bệnh tụ huyết trùng xuất hiện cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch: cách ly gia súc ốm và điều trị, công bố dịch, nghiêm cấm vận chuyển và giết mổ bò, tẩy uế chuồng trại, bãi chăn, thu dọn phân và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh. Nếu có bò chết phải chôn sâu và đổ vôi bột vào hố chôn.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình