Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Các loài sâu đục hại mía quan trọng ở nước ta hiện nay?

Trong các loài sâu hại mía, sâu đục được xem là quan trọng nhất, bởi những thiệt hại kinh tế do chúng gây ra và việc phòng trừ hết sức khó khăn, tốn kém nhiều tiền của công sức. Dưới đây là một số loài sâu đục thân gây hại quan trọng trên đồng mía của ta:

1. Sâu  đục ngọn (Scirpophaga nivella Fabrigius)

Đặc điểm hình thái: sâu màu vàng ngà, trên lưng có một đường gân đen. Bướm màu bạc trắng. Còm gọi là sâu nách lá màu ngà hay sâu nách bướm trắng. Sâu non nhỏ, dài, da mỏng. Càng ở tuổi lớn chiều dài sâu càng thu ngắn lại. Thành trùng là loại bướm nhỏ, con cái lớn hơn con đực.

Tập tính sinh sản: Bướm đẻ trứng ở mặt dưới đầu phiến lá, có lớp lông trắng che phủ. Sau khi nở sâu non bò theo gân lá đục vào ngọn mía. Sâu làm nhộng trong thân mía.

Đặc điểm gây hại: Loại sâu này gây hại chủ yếu ở thời kỳ đầu sinh trưởng của mía (mọc mầm và đẻ nhánh). Đặc điểm mỗi cây chỉ có một con sâu. Cây mía bị sâu đục ngọn, lá ngọn vàng héo, đọt trong thối nhũn, cây bị chết nhưng các mầm nhánh sẽ mọc ra thay thế.

2.Sâu  đục thân chấm đen (Proseras venosatus Walker)

Đặc điểm hình thái: Sâu màu vàng sáng, trên lưng mỗi đốt có 4 chấm đen nên còn gọi là sâu 4 chấm đen (4 vạch đen). Đây là loại đơn thực khác với sâu Diatraea saccharalis là loài đa thực.Thành trùng là bướm màu vàng nâu, cánh trên có chấm đen, cánh dưới màu trắng.

Tập tính sinh sản: Bướm đẻ trứng ở mặt dưới của phiến lá thành hai hàng chồng chất lên nhau. Sau khi nở khoảng hai tuần sâu chui xuống bẹ lá và đục vào thân mía. Sau làm nhộng ở bẹ lá và cũng có khi làm nhộng trong thân mía.

Đặc điểm gây hại: sâu thường gây hại ở đầu thời kỳ cây mía làm dóng (có 1–3 dóng). Cây mía bị sâu xâm nhập có thể héo ngọn, gãy ngang thân hoặc cằn cỗi không phát triển. Khi ngọn mía bị gãy các mầm trên thân đâm nhánh, cây mía trở thành vô hiệu không có thu hoạch.

3. Sâu  đục thân màu hồng: (Sesamiainferens Walker)

Đặc điểm hình thái: Thân sâu lưng màu hồng nhạt, hai bên sườn xuống bụng màu trắng. Thân chia 12 đốt, có 8 đôi chân. Ba đôi chân thật ở các đốt 1,2,3 và 5 đôi chân giả ở các đốt 6,7,8,9 và 12. Sâu ở tuổi 4,5 thân dài đến 30-40mm. Thành trùng là loại bướm nhỏ màu xám nâu, cánh có sọc đen, đầu to thô, lông rậm nên còn gọi là bướm cú mèo.

Tập tính sinh sản: Bướm đẻ trứng thành hàng trong bẹ lá của các chồi mía non. Sâu nở ra đục vào thân mía làm thành những cái hang ngầm từ dóng này qua dóng khác rồi đục lổ ra ngoài làm nhộng ở bẹ lá (cũng có khi làm nhộng trọng thân mía). Một cây mía có thể có từ một đến nhiều con sâu.

Đặc điểm gây hại: Sâu hồng là loại sâu đục gây hại quan trọng nhất đối với cây mía. Sâu thường xâm nhập vào giai đọan mía phát triển mạnh, tức là từ tháng thứ 5,6 trở đi (mía có 5–7 dóng). Những cây mía bị sâu hồng tấn công, tuỳ theo mức độ và vị trí xâm nhập có thể bị héo lá, gãy ngang thân, cụt ngọn, đâm chồi nách hoặc bị chết khô. Hàng năm thiệt hại do sâu hồng gây ra cho đồng mía là rất lớn, có nơi giảm tới 20 – 30% năng suất mía cây

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình