Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Dê nuôi bị chướng bụng, xin hỏi cách khắc phục như thế nào?
Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, mức độ chướng bụng đầy hơi để can thiệp kịp thời, đồng thời loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Chướng hơi cấp tính: Nguyên nhân có thể do dê bị dị vật chặn ở vùng thực quản, dạ dày làm cho dê không ợ hơi được dẫn đến chướng bụng. Can thiệp bằng cách luồn ống cao su xông dạ cỏ để thoát hơi và loại bỏ dị vật, hoặc dùng trôca chuyên dụng hay kim dài 16 để chọc trô ca vùng hõm hông bên trái để thoái hơi ra ngoài (lưu ý khi trọc thoát hơi dạ cỏ cần để hơi thoát từ từ). Chướng hơi do thức ăn: Cho dê đứng ở nơi thoáng mát, đầu cao hơn mông. Đồng thời phải chống sự tạo khí và thoát hơi ra khỏi dạ cỏ bằng cách dùng rượu tỏi chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần.
Dùng nõn chuối hơ nóng cho mềm sau đó ngoáy vào cuống họng kích thích phản xạ ợ hơi và cho dê uống 300 - 500 ml dầu ăn, hoặc 20 - 50 ml rượu tỏi (uống 1 đến 2 lần/con/ngày). Cho dê hoạt động sau khi uống dầu hoặc rượu tỏi sẽ làm giảm sự tạo bọt và tăng cường thoát hơi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ có thể giúp cho dầu phân đều trong dạ cỏ, chống tạo bọt./.
Nguồn: nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình