Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Chim bồ câu ta bị nổi nốt toàn thân, nốt có màu trắng to bằng hạt ngô, chim bị bệnh đã 1 tuần. Chim bỏ ăn, ủ rũ, một số con bị chết, đã dùng thuốc đặc trị đậu ở gia cầm nhưng không hiệu quả. Xin hỏi biện pháp khắc phục?
Theo thông tin mô tả ở trên cho thấy, chim bồ câu đã bị mắc bệnh đậu. Bệnh đậu trên chim bồ câu là rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây biến chứng ở hệ hô hấp cũng như tiêu hóa, chim sẽ chết trong khoảng thời gian 3 -5 ngày và tỷ lệ chết lên đến 100%.
Hiện nay không có thuốc điều trị cho vi rút đậu, tuy nhiên khi bệnh xảy ra bà con có thể giảm bớt thiệt hại bằng một trong những công việc sau đây:
- Dùng thuốc BLEU-METHYLEN 5/1000, LUGOL 5/1000 hàng ngày bôi lên các mụn đầu trên thân chim bồ câu.
- Sử dụng TIAMULIN với liệu là 10mg/kg trọng lượng, tiếm bắp thịt liên tục trong 3 - 4 ngày; hoặc liều 1g/lít nước, cho uống 3 - 4 ngày; hoặc OXYTETRACYLIN liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp 3 - 4 ngày.
- Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, D.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường, giữ cho chuồng nuôi luôn được sạch sẽ và ấm áp./.
Nguồn: vtc16.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình