Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bò đực bị loét và chảy nước ở xung quanh mi mắt, sau 3 - 4 ngày thì lây sang con khác, đã bôi thuốc mỡ nhưng không khỏi. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo mô tả cho thấy bò bị viêm mắt. Bệnh viêm mắt ở bò thường xảy ra vào các tháng chuyển mùa. Thời tiết khô hanh, cộng thêm việc cát, sạn bay vào mắt  làm viêm và các vi sinh vật khác nhau gây bệnh. Bò có thể bị viêm một mắt hoặc cả hai mắt. Bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên nhiều trường hợp cũng có thể dẫn đến mù loà. Vì vậy, điều trị sớm để loại trừ căn nguyên rất quan trọng.
Rửa mắt cho bò bằng dung dịch nước muối loãng (pha muối với nước sôi để nguội thử thấy hơi mặn là được) tương đương 1%, rửa trôi trên niêm mạc, cho nghỉ khoảng 10 phút rửa lại lần nữa. Sau đó, bôi mắt cho bò bằng thuốc mỡ TETRACICLIN.
Nếu có màng trắng cần dùng bột CALOMEN thổi vào mắt ngày 2 lần cho đến khi khỏi.
Mời cán bộ thú y tiêm: Chọn loại kháng sinh phổ rộng tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào dưới lớp kết mạc mắt hiệu quả rất cao. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc kháng sinh: AMPICILLIN hoặcTETRACYCLIN. Tiêm liên tục 3 - 5 ngày.
Sau khi tiêm kháng sinh chị dùng thuốc AZIDIN (điều trị ký sinh trùng đường má) tiêm sâu bắp thịt cho bò, liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm./.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình