Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm - Kỹ thuật nuôi gà
Các lưu ý về nuôi gà, đặc biệt trong mùa đông?
Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong mùa đông, những hộ chăn nuôi gà cần đảm bảo tốt yếu tố vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh. Để việc chăn nuôi phát triển bền vững, bà con cần lưu ý một vấn đề sau:
Con giống: Chọn con giống sạch bệnh, có xuất xứ rõ ràng, được lấy từ bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Các lò ấp phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy trình vệ sinh định kỳ, được cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu.
Chuồng trại: Chuồng nuôi cách xa nhà ở và đường giao thông đông người qua lại, không nằm trên hướng gió chính so với nhà ở. Chuồng nuôi phải cách ly với môi trường xung quanh, không nuôi nhốt chung gà với các loại gia súc, gia cầm khác. Trước cửa ra vào phải có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác. Khu vực nuôi phải có hố ủ phân và xử lý chất thải, khu cách ly gà bệnh, yếu, què chân...
Thức ăn: Đối với gia cầm, thức ăn và nước uống rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn gà còn nhỏ. Việc thay đổi thức ăn thường xuyên hoặc trong điều kiện chăn nuôi thiếu nước uống, không đảm bảo chất lượng, kém vệ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng tăng trọng của gà. Do đó, phải quan tâm cho gà ăn đảm bảo đủ chất và lượng.
Chăm sóc, nuôi dưỡng: Để đảm bảo đàn gà phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, từ giai đoạn úm gà con đến khi thả vườn phải lưu ý đến nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, gió lùa... Nhiệt độ phải phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của gà, đảm bảo không bị lạnh hoặc quá nóng bức. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, hạn chế tối đa thay đổi thức ăn vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của gà.
Thú y: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Ngoài ra, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳ trong./.
Nguồn: khuyennongbacgiang.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình