Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc - Kỹ thuật nuôi trâu, bò
Bò chửa 10 tháng rồi mà chưa đẻ, vú sữa có hiện tượng căng, thân mệt mỏi. Hỏi cách khắc phục?

Thời gian mang thai của bò là khoảng  283 ngày ± 3 - 5 ngày, theo như trên thì bò đã chửa được 10 tháng tức là chậm đẻ 10 - 12 ngày, vì thế phải khám qua trực tràng để biết rõ thai còn sống hay đã chết. Dùng găng tay, đưa phân bò ra hết ở phần trực tràng, sau đó sẽ đụng vào phần tử cung. Từ chín tháng trở đi, bộ phận trước của thai đã ra bờ khoang chậu, sờ vào có thể thấy thai một cách dễ dàng. Lưu ý chỉ được sờ không được nắn hay bóp mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến thai. Phương pháp này đòi hỏi sự cẩn trọng và có kỹ thuật chuyên môn, vì vậy tốt nhất nên nhờ các cán bộ thú y đến khám.

- Trường hợp thai còn sống thì cần tiến hành mổ đẻ càng sớm càng tốt để cứu cả bò mẹ và bê con.

- Trường hợp thai đã chết lưu thì dùng dây phanh xe đạp cắt xẻ bào thai để đưa từng phần ra ngoài. Việc này yêu cầu thao tác phải cẩn trọng, tránh làm chấn thương, rách dạ con. Tốt nhất nên nhờ cán bộ thú y đến giúp.

Sau khi mổ xẻ và đưa hết bào thai ra ngoài thì phải tiêm OXYTOCIN và thụt rửa tử cung cho bò bằng THUỐC TÍM 0,1% hoặc T.METRION (làm ấm dung dịch thụt rửa lên 30 - 320C) để phòng sót nhau và viêm tử cung.

Ngoài ra, cũng lưu ý, trong mọi trường hợp, sau khi xử lý xong cần phải tiêm kháng sinh: T.AMOXIGEN hoặc LINCOGEN LA: 1ml/10kgP, tiêm ngày 2 lần, liên tục 5 ngày./.

 

 

 
Nguồn: vtc16.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình