Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bón phân hữu cơ cho cà phê ở giai đoạn trồng mới như thế nào?

Cà phê khi trồng mới cần phải bón lót phân hữu cơ. Tốt nhất là phân chuồng đã được ủ hoai mục. Lượng bón từ 5-10kg/hố, nếu nhiều hơn thì càng tốt và có trộn lẫn với phân chuồng 0,5kg phân lân nung chảy. Vào mùa khô cần tủ gốc bằng các nguyên liệu cây phân xanh, đậu đỗ hoặc các tàn dư thực vật khác để góp phần bổ sung chất hữu cơ cho vườn cà phê.

Trong thời kỳ kinh doanh bón phân hữu cơ cho cây cà phê như thế nào?

Trong thời kỳ kinh doanh thì bón cách năm. Cứ 2 đến 3 năm lại bón phân hữu cơ cho vườn cà phê một lần. Mỗi hố bón từ 10-15kg. Đào hố sâu từ 30-40cm, theo hình vành khăn cho phân và sau lấp đất. Lần bón sau đào hồ đối diện với lần bón trước. Hố bón phân đào sát với mép tán cà phê.   

Nếu vườn cà phê thiếu lưu huỳnh có triệu chứng bạc lá và thiếu kẽm làm cho lá nhỏ, đốt ngắn, màu sắc lá biến vàng (còn gọi là bệnh rụt cổ) thì xử lý như thế nào?

Nếu vườn cà phê thiếu lưu huỳnh thì trong khi bón phân cần bổ sung thêm một lượng bột lưu huỳnh với số lượng 10-20kg/ha trong một năm (trộn lẫn vào các lần bón phân) hoặc bón phân đạm ở dạng sulfat (250-300kg/ha). Nếu vườn cà phê có triệu chứng thiếu kẽm thì dùng muối sulfat kẽm pha với nồng độ 0,3% hay 2%o để phu trực tiếp vào bộ tán của cây cà phê. Ở những nơi bị nặng có thể phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau một tháng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình