Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cây cà phê có những loại sâu hại nào là chủ yếu?

Trên cây cà phê có những loại sâu hại chủ yếu sau đây:

- Sâu đục thân cà phê: Sâu đục thân cà phê thuộc bộ cánh cứng, họ xén tóc có tên khoa học là Xylotrechus quadripes. Sâu đẻ trứng vào phần vỏ của cây, sau đó sâu non đục vào phá hoại phần gỗ của thân cây. Khi cây bị sâu tác hại thường ở phần vỏ có những vết lằn hay đường gờ nổi lên theo chu vi của thân cây. Cây sinh trưởng yếu dần, đọt lá nhỏ và biến xoắn, dần dần cây vàng héo rối chết. Ở miền Bắc sâu này có hai lứa chính: Lứa thứ nhất vào mùa hè: sâu bay ra đẻ trứng vào các tháng 4-5-6-7 và vào mùa thu: sân bay ra đẻ trứng vào các tháng 10-11-12. Ngoài ra, quang năm còn có những lứa phụ xen kẽ vào những lức chính. Sâu đục thân cà phê chỉ gây tác hại trên cà phê chè .

- Sâu gặm vỏ: Sâu gặm vỏ mới chỉ thấy xuất hiện ở miền Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Sơn La. Sâu này cũng thuộc bộ cánh cứng, họ xén tóc có tên khoa học là Dihamus cervinus. Vị trí tác hại của loại sâu này là gặm mất phần vỏ ở gốc cây dẫn tới cây vàng héo rồi chết.

- Sâu hồng: Sâu hồng phá hại trong thân cây cà phê chủ yếu vào thời kỳ kiến thiết cơ bản, ít thấy gây tác hại ở cà phê thời kỳ kinh doanh. Sâu này có tên khoa học là Zeuzera coffea. Sâu đục một đường ở trong thân và đùn mùn cưa ra ngoài. Sâu non có màu hồng, trên thân có nhiều lông đen. Tác hại của loại sâu này làm gãy ngang thân của cây cà phê. Mức độ thiệt hại ở trong sản xuất nhìn chung là ít nghiêm trọng, chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một số nơi trên phạm vi hẹp.

- Mọt đục cành: Mọt đục cành có tên khoa học là Xyleborus morstatti. Chúng thường xuất hiện mạnh từ đầu mùa khô trở đi. Mọt đục cành các đường và làm ổ đẻ trứng ở trong cành dẫn đến cành bị héo khô và chết. Đối tượng gây tác hại chủ yếu là các vườn cà phê ở trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và đầu thời kỳ kinh doanh.

- Mọt đục quả: Thường mọt đục quả gây tác hại vào giai đoạn quả cà phê đã già và chín làm hư hỏng các nhân ở bên trong vỏ quả. Mọt đục quả có tên khoa học là Stephanoderes hampei. Mọt có màu nâu đen, hình bầu dục, chiều dài của mọt thường trên dưới 2mm. Khi quả bị mọt sẽ làm giảm sản lượng, chất lượng và tạo ra những khuyết tật trong xuất khẩu .

- Rệp vải xanh: Rệp vải xanh có hình bầu dục, thân mềm, màu xanh, có tên khoa học là Coccus viridis, thường tác hại ở những bộ phận lá non, đọt non của các vườn cà phê trong năm trồng mới và vào thời kỳ kiến thiết cơ bản. Vào thời kỳ kinh doanh rệp gây tác hại ở các chồi vượt phát sinh từ phía trong trên thân cây cà phê. Nếu số lượng rệp lớn sẽ hút mất nhiều chất dinh dưỡng trong cây cà phê sẽ làm cho sinh trưởng của rệp chậm chạp, cằn cổi, dẫn tới cây bị chết .

- Rệp vải nâu: Tên khoa học là Saissetia hemisphaerica. Vị trí tác hại và kích thướt của rệp gần tương tự như rệp vải xanh chỉ khác là tệp này có màu nâu .

- Rệp sáp: Hình dáng của rệp có hình bầu dục, trên thân có phủ một lớp bột màu trắng, kích thước thường dài từ 3-4mm. Vị trí gây tác hại của rệp ở nhiều bộ phận trên cây như ở các cuống của các chùm quả, trên lá và đặc biệt là ở dưới cổ rễ và trên rễ cà phê. Khi rệp sáp tấn công vào các chùm quả thì làm cho các cuống chùm quả bị khô dẫn đến hiện tượng rụng quả non. Nếu rệp sáp tấn công vào bộ rễ, sau đó có sự xâm nhập tiếp theo của các loại nấm sẽ dẫn đến sinh trưởng của cạy cà phê cằn cổi, là vàng thậm chí nếu bị nặng sẽ dẫn đến cây bị chết .

- Tuyến trùng: Có một số loại tuyến trùng chủ yếu gây tác hại ở bộ rể xf như sau :

+ Tuyến trùng nốt sần: Triệu chứng điển hình là trên hệ rễ của cây cà phê xuất hiện những nốt sần có kích thước thông thường to như hạt đậu, hạt ngô, củ lạc (bề mặt mốt sần thường sần sùi). Tuyến trùng loại này có tên khoa học là Meloidogyne spp, chúng có nhiều chủng loại khác nhau .

+ Tuyến trùng gây vết thương: Tuyến trùng gây vết thương có tên khoa học là Pratylenchus coffea. Triệu chứng điển hình của loại tuyến trùng này là tạo những vết thương, làm cho vỏ rễ cà phê bị sưng u lên và tạo thành những vết nứt nẻ trên bề mặt rễ. Cây bị bệnh của tuyến trùng nốt sần và tuyến trùng gây vết thương có triệu chứng chung là cằn cổi, héo, vàng, khô cành và cây chết khô .

+ Một số tuyến trùng khác: Tuỳ theo từng nơi và trong những điều kiện cụ thể ta còn thấy trong hệ rễ của cây cà phê còn có một số lao5i tuyến trùng ký sinh khác như: Paratylenchus, Tylenchus, Criconemoides, v.v …

- Kim hoa trùng và câu cấu: Cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản đôi khi bị loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng kích thước thường to hơn hạt đậu đen, có hình bầu dục, trên cánh lá có màu ánh kim. Tác hại chủ yếu của sây này là hoạt động vào ban đêm            và ăn hết phần mô của phiến lá, chỉ còn để lại các phần gân lá. Ban ngày chúng chui xuống nằm ở dưới các lớp lá khô, cỏ ở gốc cà phê. Loại sâu này đôi khi cũng gây tác hại nặng ở các vườn ca cao trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình