Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Biện pháp phòng trừ đối với các loại sâu hại của cà phê như thế nào?

a. Sâu đục thân cây cà phê:

Sử dụng giống cây cà phê có bộ tán che kín thân như Catimor để hạn chế sự đẻ trứng của sâu lên thân vì tập tính của sâu là không thích đẻ trứng vào những nơi thân cây thiếu ánh sáng. Mặt khác khi trồng mật độ dài nếu có bị sâu tác hại một tỉ lệ nhỏ thì việc cưa đốn những cây bị sâu nặng không làm ảnh hưởng tới sản lượng của vườn cây. Những cây bị sâu nặng khi cưa xong phải đem đốt ngay, không dùng đề làm củi đốt vì thành trùng tiếp tục bay ra đẻ trứng kể cả từ cây cà phê đã để kho nhiều tháng. Chú ý cưa những cây bị sâu nặng vào trước giai đoạn thành trùng bay ra đẻ trứng ở các lứa chính để diệt nguồn sâu. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra trên lô cà phê khi thấy những cây đã bị nặng (héo, vàng) thì phải cưa đem đi đốt kịp thời. Để một con sâu cái bay qua tùy theo từng mùa mà bình quân chúng đẻ từ 80 – 120 trứng được gài dưới các lớp vỏ của cây cà phê rồi hầu hết nở thành sâu non tiếp tục há huỷ vườn cà phê. Kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bằng hoá học có hiệu quả cao ở Việt Nam là dùng thuốc để quét phát triển vào những lức sâu bay ra đẻ trứng chính. Tỷ lệ hỗn hợp thuốc để quét lên thân như sau:

Thuốc Supracid hay Sumithion từ 1-2 phần.

Phân trâu bò tươi 5 phần.

Đất sét 10 phần.

Nước lã 15 phần.

Khuấy trộn thật nhuyễn hổn hợp trên sau dùng chổi rơm bó nhỏ hay chổi quét sơn để quét lên thân chính của cây cà phê (thuốc thấm vào diệt sâu non và làm úng trứng) (Tại miền Bắc quét một năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 10-11).

Ngoài ra, có thể dùng thuốc Boremua với nồng độ 4% để phun và quét lên thân cây diệt sâu non và làm úng trứng ở phần vỏ cây.

b. Mọt đục cành:

Mọt đục cành làm chết các cặp cành cấp 1 hay các cặp cành cấp 2 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cà phê. Để tránh được tác hại đến mức độ tối đa do loại nọt này gây nên, điều đầu tiên là phải kiểm tra các cành bị mọt, đặc biệt là vào thời gian từ cuối mùa mưa chuyển sang đầu mùa khô để cắp đốt kịp thời. Chú ý cắt ở vị trí lỗ mọt đục cuối cùng sâu xuống phía dưới khoảng 10cm đề tránh còn sót lại một số lượng trứng, sâu non và mọt trường thành ở trong cành. Cắt xong cần phải đốt ngay. nếu không đốt mà giữ lại làm củi thì mọt sẽ tiếp tục bay ra phá hoại vườn cây. Nếu cắt đốt kịp thời thì sẽ làm giảm được nguồn mọt bay ra phá hoại các cành cà phê trong mùa khô. Biện pháp phòng trừ bằng hoá học khó thực hiện và hiệu quả thấp.   

c. Mọt đục quả như thế nào:

Thường mọt đục quả phá hoại bắt đầu vào giai đoạn quả đã chín, đôi khi ở cả quả còn xanh nhưng đã già. cần kiểm tra ở đầu vụ thu hoạch nếu thấy những quả chín đầu tiên bị mọt đục thì phải thu hái kịp thời những quả bị hại. Nếu không hái đề xử lý ngay những quả mọt này thì đây là nguồn mọt sẽ lần lượt bay ra phá hoại những quả ở xung quanh vườn cà phê. Chú ý sau khi thu hoạch những quả này không được đem phơi ở trên sân mà phải đem luộc bằng nước sôi đề cho mọt ở bên trong bị chết không thề tiếp tục bay ra đục những quả khác. vào cuối vụ cần tận thu triệt để không để quả còn sót lại ở trên cây, và lượn hết những quả cà phê đã rụng xuống đất vì đây là nguồn mọt được lưu hành để phá hoại tiếp mùa sau.

d. Rệp sáp:

Rệp sáp thường có mặt quanh năm ở trên cây và dưới bộ rễ của cà phê. Khi phát hiện ra những ổ hay vùng bị rệp thì cần phải phun thuốc phòng trừ kịp thời. Những loại thuốc có hiệu lực diệt rệp cao đó là: Bi-58ND, Methyl Parathion, Supracid, Sumithion, Danitol 10ND,  Phosalone 35ND, Trebon10EC, … Tuỳ theo từng loại thuốc mà pha với nồng độ 0,2 – 0,3% (từ 2 đến 3ml thuốc pha trong một lít nước). Ở trên cây thì phun thuốc trực tiếp vào những nơi bị mọt như cành, chùm quả. trong mùa mưa và từ cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô cần thường xuyên kiểm tra dưới phần cổ rễ của gốc cà phê đề phát hiện sự tấn công của rệp. Dùng dao bới đất ở phần gốc cây có độ sâu khoảng 10cm, nếu thấy ở xung quanh gốc phần nằm trong đất có nhiều rệp sáp (trên 10con/ gốc) thì phải dùng thuốc để xử lý. Sau khi tưới thuốc cần lấp đất cho kín gốc (phần đất đá bới ra). Bởi gốc có độ sâu 10cm sau khi đem tưới thuốc trực tiếp vào mỗi gốc từ 1-2 lít dung dịch pha với nồng độ thuốc như đã nêu ở trên hoặc dùng thuốc bột Sumithion rải 10-20gam/gốc, xới đều đề thuốc nằm sát ở cùng đất diệt rệp. Không nên phun thuốc định kỳ, chỉ khi có rệp thì mới tiến hành dùng thuốc để xử lý. Nơi bị hại từ vừa đến nặng chỉ cần phun 2 lần, lần thứ hai cách lần thứ nhất trên dưới 3 tuần lễ. Nếu phun quá nhiều lần sẽ có mấy bất điều bất lợi: Diệt thiên địch có ích đề trừ rệp sáp, làm cho rệp quen thuốc nên dễ chuyển thành dịch, lãnh phí thuốc và gây ô nhiễm môi trường.

e. Rệp vải xanh và rệp vảy nâu:   

Hai loại thuốc có hiệu lực cao diệp rệp vảy xanh và vảy nâu của cà phê là Bi-58ND và Methyl Parathion pha với nồng độ 0,2% (2ml cho một lít nước lã) để phun cho cà phê khi bị hại loại rệp ở trên gây tác hại, đặc biệt là năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Các loại thuốc và nồng độ đã nêu ở phần phòng trừ rệp sáp cũng có thể dùng để phòng trừ rệp vải xanh và vải nâu. Thời kỳ cà phê trong tuổi kinh doanh rệp vải xanh thường sinh sống trên các chồi vượt.

f. Tuyến trùng:

Biện pháp phòng trừ có hiệu quả là chọn giống có bộ rễ kháng được tuyến trùng. Có thể dùng một số loại thuốc sau đây để xử lý trộn thuốc vào trong đất ở vùng bộ rễ bỉ tuyến trùng là: Nemacur, Nemaphos, Mefutox với lượng thuốc bột từ 15-20gam/gốc. Tăng cường bón phân chuồng để tạo cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo ra môi trường cho các thiên dịch có ích phát triển diệt tuyến trùng. Vào mùa khô cần tiến hành phủ gốc dày. Nếu vùng cây bị tuyến trùng ở phần trên đỉnh dốc thì không được tưới tràn, mùa mưa thì cần làm mương cản nước để nguồn tuyến trùng không lây lan từ trên xuống dưới.

g. Sâu hồng:

Sâu hồng chỉ tác hại lẻ tẻ ở một số cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản vì vậy khi thấy cây bị sâu thì chẻ cây giết sâu là đủ. Khi thấy cây bị héo chết thì ở bên trong sâu non đã lớn và chì có 1 con. Nếu không chẻ cây để giết sâu mà đề cây tuy đã bị khô ở tại lô thì sau đó sâu vẫn có khả năng bay ra đẻ trứng để phá hoại những cây cà phê ở trong vườn hay trong lô.

h. Sâu cánh cứng ăn lá:

Dựa vào đặc điểm của loại bọ trưởng thành của sâu này ban ngày trú ẩn ở dưới lớp vỏ, lá khô ở dưới gốc cây cà phê vì vậy ở trong vùng bị sâu ăn lá nặng sẽ dùng một số loại thuốc bột sau đây dể rải vào bề mặt đất xung quanh gốc cà phê: Supracid, Sumithion. Mỗi gốc rải với lượng từ 15 – 20 gam/gốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình