Hiện nay các loại cà phê đang trồng phổ biến ở nước ta là cà phê Chè (coffea arabica l), cà phê Vối (coffea canephorapierre), cà phê Mít (coffea exlsa).
Cà phê Chè: rất được ưa chuộng vì có phẩm chất thơn ngon, mùi thơm rất đặc biệt, cho trái sớm - 2 năm sau khi trồng, tuy nhiên, giống cà phê này dễ bị nhiễm bệnh rỉ (Hemilia vastatrix) và sâu đục thân, không thích hợp với điều kiện nhiệt độ cao và cho năng suất thấp (trung bình 0,5 - 1 tấn/ha). Cà phê Chè hiện được trồng nhiều ở Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. Ở Việt Nam có giống cà phê Chè nổi tíêng là cà phê Moka, giống cà phê này được trồng nhiều ở Tây Nguyên, nhưng bị bệnh rỉ sắt rất nặng, hiện nay còn rất ít.
Cà phê Vối: do đặc tính mọc khoẻ, dễ trồng ít bị bệnh rỉ sắt và sâu đục thân. Năng suất cao (2 - 3 tân / ha). Tuy nhiên, phẩm chất trái thuộc loại trung bình, không có mùi thơm đặc trưng, hàm lượng cafein (2,2 - 2,4 %), có vị chát. Giống cà phê này hiện đang được trồng nhiều như ở Gia Lai - Kon Tum, Lâm Đồng cũng như ở Châu Phi, chủ yếu là dùng công việc chế biến các loại cà phê hỗn hợp và cà phê hoà tan.
Cà phê Mít: đây là giống cà phê sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, không kén chọn đất, thích hợp với điều kiện ít chăm sóc, chịu khô hạn và nhiệt độ tương đối khá. Tuy nhiên, phẩm chất cà phê Mít rất kém, vị chua, không có mùi thơm, hàm lượng cafein 1,4 - 1,6 %. Cây chậm cho trái (4 - 5 năm) sau khi trồng, năng suất thấp (1 tấn / ha). Cà phê Mít có thể ra nhiều lần trên một đoạn cành (hiện tượng lại hoa) nhưng cà phê Chè và cà phê Vối thì không.
Cà phê Mít chủ yếu dùng để pha trộn với các loại cà phê khác, để làm thành một thứ cà phê ưa thích ở từng địa phương. |