Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Luật thừa kế
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự những đối tượng nào không được hưởng thừa kế?

 

1. Hiến pháp năm 1992 và Điều 634 Bộ Luật Dân sự đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật truất quyền thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật). Điều 646 Bộ Luật Dân sự quy định những người không được quyền hưởng di sản vì họ không còn xứng đáng được quyền thừa kế. Đó là những trường hợp sau đây:

A) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản là cố ý giết người để lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản. Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ hoặc đầy đọa người để lại di sản về thể xác, tinh thần. Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, sỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản. Người thừa kế có những hành vi nói trên đã bị kết án về tội hình sự, dù đã được xóa án cũng không có quyền hưởng di sản của người đã chết…

B) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình như nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con cái, giữa ông, bà và cháu, giữa, chị, em với nhau, nếu có khả năng nuôi dưỡng, mà không thực hiện nuôi dưỡng, làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó.

C) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng. Đây là hành vi cố ý giết người thừa kế để được hưởng quyền thừa kế của người đó.

D) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cấm người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái ý chí của người để lại di sản. Những người có hành vi này xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản khi còn sống, xâm phạm đến quyền thừa kế theo di chúc của người khác, do đó pháp luật quy định họ không được hưởng di sản của người chết.

2. Trong trường hợp nói trên, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn lập di chúc cho họ hưởng di sản, thì họ vẫn được hưởng di sản căn cứ theo di chúc. Quy định dựa trên cơ sở pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản. Tuy nhiên, để người thừa kế khi có những hành vi đã được quy định tại khoản 1 Điều 646 không có quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật vẫn được hưởng di sản cần phải dựa trên những điều kiện sau:

- Người để lại di sản biết người thừa kế đã thực hiện những hành vi nói trên;

- Người để lại di sản vẫn thể hiện ý chí bằng cách lập di chúc cho người thừa kế đó được hưởng di sản. Nếu di chúc đã lập trước khi người thừa kế thực hiện những hành vi nói trên, thì người đã lập di chúc cũng phải thể hiện bằng văn bản về việc vẫn cho người thừa kế hưởng di sản

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình