Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vịt cỏ là giống vịt đẻ có từ lâu ở nước ta được nuôi ở khắp mọi miền của đất nước. Theo các theo dõi, nghiên cứu thì giống vịt này có khả năng sinh trưởng và sinh sản ra sao?

Vịt cỏ được nuôi ở hầu khắp các địa phương của nước ta từ đời này đến đời khác, lai tạp phân ly thành nhiều màu sắc lông như trắng tuyền (miền Nam gọi là vịt tàu cỏ), màu cánh sẻ (tàu phèn), màu đen (tàu ô), có loại màu lông đen khoang cổ trắng, ngực trắng (vịt tàu khoang)…

Vịt cỏ có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi. Tỷ lệ nuôi sống khá cao đạt 95 – 97% (lúc 75 ngày tuổi). Trọng lượng thịt của vịt cỏ thấp, nuôi theo mùa vụ, trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ đạt 950 – 1100 gr/con. Vịt có tốc độ mọc lông nhanh, nuôi theo phương thức chăn thả thì 65 – 75 ngày tuổi đã mọc đủ lông. Khảo sát thịt của giống vịt cỏ cho thấy trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là 8,8%. 

Vịt cỏ bắt đầu rớt hột lúc 135 – 140 ngày tuổi; thể trọng lúc bắt đầu để là 1,2 – 1,4 kg/con; Tuổi bắt đầu giao phối của vịt đực 125 – 130 ngày và thể trọng là 1,3 – 1,5kg/con. Sản lượng trứng trung bình 160 – 180 quả/con/năm. Khi chọn lọc, nhân thuần với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì sản lượng trứng đạt 210 – 220 quả/năm. Trọng lượng trứng 60 – 70 gr (trung bình là 64gr). Tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,3%; tỷ lệ trứng nở / phôi đạt 81,2%.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình