Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Luật ban hành Văn bản quy phạm
Tìm hiểu những hệ thống pháp luật chính?

 

Dân luật: Phỏng theo luật La Mã. Nguồn gốc đầu tiên của pháp luật là sự lập pháp. Bộ dân luật (luật dân sự) là cơ sở của mọi luật lệ khác sẽ bổ sung cho nó hoạt đưa ra những ngoại lệ. Những bộ luật này có đặc điểm chủ yếu là tính trừu tượng cao, cho phép các thẩm phán giải thích và phân tích được mọi tình hình cụ thể, hoặc bằng cách áp dụng luật, hoặc bổ khuyết những thiếu sót bằng ngoại suy. Pháp là nước đầu tiên có bộ dân luật; trên 60% cư dân thế giới chịu ảnh hưởng của truyền thống này.

Thông luật: Bắt nguồn từ luật bất thành văn của nước Anh, được phát triển từ thế kỳ 12. Đó là "luật do quan tòa làm ra": nguồn gốc đầu tiên của luật là quyết định của tòa án. Được soạn thảo bằng phương pháp quy nạp, các khái niệm pháp lý xuất hiện và phát triển theo giòng thời gian: chúng được xây dựng bằng cách kết hợp nhiều vụ án và từ đó xác định phạm vi ứng dụng những khái niệm đó. Thông luật rất thịnh hành tại Vương quốc Anh, Mỹ, và trong phần lớn các nước thuộc Liên hiệp Anh. Nó tác động đên hơn 30% cư dân thế giới.

Luật hồi giáo: Chịu sự chi phối, điều tiết và giám sát của đạo hồi, 20 % cư dânt hế giới tuân theo luật này. nguồn gốc chính của luật này là Kinh Coran, được bổ xung bằng tập Sunna ghi lại lời Nhà tiên chi diễn giải Kinh Coran. Phương pháp luận có tính pháp lý này mang tên Shariah (Con đường phải theo). luật tôn giáo này nhằm quy chế hóa mọi mặt của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội ấy. Một trong những đặc điểm của Shariah là quyền lợi tập thể phải đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Mọi quyền cá nhân và quyền tự do đều bị hạn chế bởi những đòi hỏi khẩn thiết và thiêng liêng về mặt đạo lý của tôn giáo. Gần đây những quy định về đạo lý có khuynh hướng được giải thích theo nghiã rộng hơn để thích ứng với thực tế của thế kỷ 21.

Những hệ thống hỗn hợp: Bao gồm hai hoặc nhiều phương pháp pháp lý được vận dụng cùng lúc hoặc tác động lẫn nhau trong một xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo. Đôi khi những phương pháp này bổ xung cho nhau. Những hệ thống pháp luật ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông chịu ảnh hưởng rõ rệt của truyền thống dân luật, nhưng trong một số lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực liên quan đến nhân thân, gia đình và quyền sở hữu tài sản, thì những nước này lại tuân theo truyền thống Hồi giáo.

Luật tập quán: Là tổng thể những phong tục, tập quán, trải qua thời gian đã giành được hiệu lực của pháp luật. Luật tập quán có nhiều dạng và có thế phát triển trên cơ sở của tôn giáo, sắc tộc và bản sắc văn hóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong một số khá lớn nước có luật hỗn hợp, và với thời gian, nhiều nước có khuynh hướng công bố các "luật tập quán" dưới hình thức một bộ luật. Việc xét xử có thể được tiến hành theo nhiều cách, tùy theo truyền thống địa phương.

Các hệ thống pháp luật tại Liên Xô cũ và Đông Âu: đại bộ phận những hệ thống này thuộc về thuyền thống dân luật trước cách mạng năm 1917 hoặc trước những biến đổi chính trị sau chiến tranh. Sau những sự kiện này một phần những bộ luật đã bị hủy bỏ cho phù hợp với hệ tư tưởng cộng sản, và những bộ dân luật, như vậy, chưa bao giờ bị bãi bỏ hoàn toàn trong khoảng từ năm 1917 đấn năm 1991, từ thời điểm này, Nga và các nuớc Đông Âu đã tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng để thích ứng với toàn cầu hóa, nhưng vẫn giữ nguyên nguồn gốc dân luật.

Tác động của toàn cầu hóa: các hệ thống pháp luật, trong một số lĩnh vực, đã trở thành chướng ngại cho sự phát triển. Do đó, trong 50 năm qua, đã có sự phát triển mạnh mẽ của những tổ chức quốc tế nhằm điều hòa các luạt lệ và giảm bớt tác hại của "những hàng rào pháp lý xuyên hệ thống". thương mại quốc tế là một động lực trong sự phát triển một Jus Commune sẽ vượt lên trên và cùng tồn tại với những hệ thống pháp luật truyền thống.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình