Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Luật Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp bổ sung loại hình công ty hợp danh, xin cho biết ý nghĩa của những quy định này?

 

Luật Công ty hiện hành chỉ đề cập đến 2 loại hình công ty chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần. Sau một thời gian thực hiện Luật công ty, thực tế cho thấy hai loại hình doanh nghiệp này phù hợp với thực tiễn đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam nhưng vẫn chưa bao quát được hết loại hình công ty quan trọng nhất theo yêu cầu phát triển kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú. Vì vậy Luật Doanh nghiệp mới đã bổ sung thêm loại hình công ty hợp danh.

Bổ sung thêm hình thức công ty hợp danh vào trong hệ thống công ty tại Việt Nam hiện nay xuất phát từ một số lý do sau:

Lý do thứ nhất, - Sự có mặt của hai loại công ty TNHH và công ty cổ phần là kịp thời và cần thiết nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Luật về công ty của Việt Nam phải tạo ra được thêm nhiều mô hình doanh nghiệp phong phú, thông dụng và phổ biến cho nhà kinh doanh rộng đường lựa chọn.

Lý do thứ hai, Công ty hợp danh có những lợi thế hơn hẳn nhiều loại hình kinh doanh khác khiến cho nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh. Những lợi thế đó là:

- Về phía các đối tác, so với các công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn thì các đối tác thường thích làm ăn với các công ty trách nhiệm vô hạn hơn do ở chỗ, trong các công ty vô hạn, các thành viên chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty không chỉ bằng tài sản của công ty mà còn bằng tài sản của cá nhân mình.

- Về phía mình, các chủ của công ty hợp danh cũng dễ dàng tìm thấy khá nhiều lợi thế của loại công ty này, đó là: Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn, chủ công ty có nhiều khả năng được ngân hàng cho vay vốn hoặc hoãn nợ.

- Công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. Pháp luật dành quyền rộng rãi cho các thành viên thỏa thuận với nhau về việc tổ chức, điều hành, đại diện của công ty.

- So với các loại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, công ty hợp danh được hưởng chế độ thuế “mềm” hơn rất nhiều, đó là chỉ các thành viên công ty phải chịu thuế thu nhập còn công ty không phải chịu thuế.

Lý do thứ ba, là trong thực tiễn cuộc sống, dù có được pháp luật nhìn nhận hay không thì dưới dạng này hay dạng khác, công ty hợp danh vẫn tồn tại. Vì vậy, nếu không đưa loại hình công ty hợp danh vào hệ thống doanh nghiệp tại Việt Nam là khoác cho nó một “cái áo” pháp lý thì khi có tranh chấp, rất khó giải quyết hậu quả. Các chủ nợ sẽ không biết phải kiện tới đâu nếu chẳng may con nợ trốn tránh nghĩa vụ, những người làm công tác thừa hành pháp luật sẽ rất lúng túng không biết giải quyết tranh chấp theo hướng nào, xử lý tranh chấp ra sao, áp dụng mô hình doanh nghiệp nào. Và vì thế, sự giải quyết sẽ không hiệu quả. Điều đó tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng công dân mất lòng tin ở pháp luật của Nhà nước và tạo môi trường cho “luật rừng” phát triển, không đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Lý do thứ tư, trong điều kiện thực tế hiện nay, khi các doanh nghiệp Việt Nam vừa thiếu thốn, ít kinh nghiệm thực tiễn, môi trường kinh doanh có độ rủi ro cao thì sự có mặt của công ty hợp danh sẽ giải quyết được phần nào những khó khăn đó. Do được đảm bảo bằng trách nhiệm vô hạn, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp dễ thuyết phục được ngân hàng nhất khi cần vay vốn. Tính an toàn pháp lý của loại công ty này cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Có thể nói, ở góc độ vay vốn ngân hàng, các công ty hợp danh có thế lợi hơn hẳn so với doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty đối vốn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình