Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Các quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã trong lĩnh vực quản lý tài sản và tài chính của hợp tác xã được quy định cụ thể như thế nào?

 

 Cơ sở vật chất ban đầu không thể thiếu được của hợp tác xã để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là vốn (cổ phần) do các xã viên đóng góp. Khoản vốn này được thể hiện dưới hình thức tiền mặt hoặc các tư liệu sản xuất, đất đai, nguyên - nhiên - vật liệu khác được quy thành tiền.

Trong quá trình tồn tại của các hợp tác xã trước đây, để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế còn có nhiều khó khăn của những người lao động, cũng như thể hiện tính chất là một “cộng đồng xã hội”, các HTX có thể xem xét cho miễn hoặc giảm việc đóng góp vốn đối với những trường hợp có khó khăn về kinh tế. Tuy vậy, điều này cũng có nhược điểm là làm cho hợp tác xã không phải hoàn toàn là một tổ chức kinh tế mà phần nào có mang tính chất của một tổ chức cứu trợ xã hội.

Để khắc phục được những nhược điểm trên, Điều 24 và 36 của Luật Hợp tác xã 1996 đã quy định: khi gia nhập hợp tác xã, người lao động phải góp vốn để cùng sản xuất, kinh doanh chung. Tuy nhiên, đối với những trường hợp gặp khó khăn về kinh tế, hợp tác xã có thể cho phép người lao động đóng góp vốn làm nhiều lần. Điều lệ hợp tác xã quy định về mức vốn, hình thức vốn góp và thời hạn góp vốn. Mặt khác, Đại hội xã viên cũng có thể điều chỉnh vốn góp của xã viên.

Để đảm bảo quyền lợi vật chất chính đáng của các xã viên và đảm bảo tính chất sở hữu chung theo phần vốn góp của các xã viên trong hợp tác xã (theo Điều 231 Bộ Luật Dân sự) Điều 36 khoản 2 Luật Hợp tác xã quy định việc người xã viên được trả lại vốn góp trong các trường hợp sau:

- Xã viên mất năng lực hành vi dân sự.

- Xã viên được chấp nhận ra khỏi HTX.

- Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ ra khỏi HTX.

Và các trường hợp khác do Điều lệ hợp tác xã quy định (Điều 25 khoản 1 Luật Hợp tác xã).

Luật Hợp tác xã cũng lưu ý trong Điều 36, Khoản 2 rằng: Khi trả lại vốn góp của xã viên, hợp tác xã cần phải căn cứ vào thực trạng tài chính của hợp tác xã tại thời điểm trả lại vốn sau khi hợp tác xã đã quyết toán năm và đã giải quyết xong các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế của xã viên đối với hợp tác xã. Điều lệ hợp tác xã cũng đã quy định về hình thức, thời hạn trả lại vốn góp cho xã viên.

+ Để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã đạt được hiệu quả kinh tế cao, hợp tác xã cần những khoản vốn vay ngày càng lớn. Khoản vốn đó không chỉ do người lao động đóng góp khi gia nhập hợp tác xã mà có. Luật Hợp tác xã 1996 đã mở ra những khả năng mới to lớn cho hợp tác xã trong lĩnh vực huy động vốn. Theo Điều 37, hợp tác xã được:

- Vay vốn ngân hàng;

- Được huy động vốn góp của xã viên;

- Được vay vốn của xã viên, của các tổ chức khác;

- Được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

Như vậy là, những lĩnh vực mà hợp tác xã được huy động vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là rất rộng lớn và hầu như không có sự hạn chế nào. Đương nhiên, việc huy động vốn đó phải tuân theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ hợp tác xã. Chỉ có trong cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay, các hợp tác xã mới có khả năng huy động vốn lớn như vậy.

+ Khi sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ có hiệu quả, hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ lập ra hai loại quỹ cần thiết. Đó là quỹ phát triển sản xuất (dùng để mua sắm trang, thiết bị, xây dựng, xưởng, kho tàng…) và quỹ dự phòng (dùng để phân phối thêm cho các xã viên khi hợp tác xã gặp khó khăn về kinh tế, nhằm đảm bảo thu nhập và cuộc sống ổn định cho các xã viên). Ngoài ra, hợp tác xã còn có thể lập các quỹ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại hợp tác xã.

+ Luật Hợp tác xã 1996 cũng có những quy định về việc phân phối lãi và xử lý lỗ của hợp tác xã. Nhũng quy định này tạo cho hợp tác xã có tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khuyến khích các xã viên lao động nhiều, lao động tốt, đóng góp vào sự phát triển của hợp tác xã.

- Về trình tự và đối tượng của việc phân phối lãi, Điều 42 Luật Hợp tác xã đã quy định:

Sau khi làm nghĩa vụ nộp thuế, hợp tác xã phân phối lãi cho những đối tượng sau:

- Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có);

- Trích lập các quỹ của hợp tác xã;

- Chia lãi theo vốn góp của từng xã viên;

- Chia lãi theo công suất xã viên đóng góp vào kinh tế hợp tác xã.

- Chia lãi tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

+ Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các xã viên cũng như của các cán bộ quản lý hợp tác xã, Luật Hợp tác xã quy định việc xử lý các khoản lỗ (nếu có) của hợp tác xã như sau:

- Đối với những khoản lỗ do nguyên nhân khách quan gây ra, hợp tác xã được lấy lãi của kỳ quyết toán sau để bù hoặc được trừ vào quỹ của hợp tác xã, vốn góp của xã viên.

- Đối với những khoản lỗ do nguyên nhân chủ quan của cá nhân gây ra, thì tùy theo mức độ thiệt hại, hợp tác xã buộc cá nhân gây ra thiệt hại phải bồi thường cho hợp tác xã

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình