Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những loại nào?

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những loại sau:

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm (gọi là hợp đồng hợp doanh). Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập bất kỳ pháp nhân nào. Những hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng gia công cho nước ngoài, các hợp đồng trao đổi hàng hóa đơn thuần hoặc có nội dung tài trợ vốn, tài trợ kỹ thuật thì không là hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cho nên chúng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các bên hợp doanh phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Bên nước ngoài phải nộp thuế lợi tức và các loại thuế khác cho Nhà nước Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra bên nước ngoài còn được miễn giảm thuế lợi tức và thuế nhập khẩu theo quy định Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hợp đồng hợp doanh là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép đầu tư cho các bên hợp doanh.

2. Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (Viết tắt tiếng Anh là BOT); là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Theo hợp đồng này nhà đầu tư nước ngoài xây dựng kết cấu hạ tầng như sân bay, bến cảng, nhà máy điện…tại Việt Nam và thu hồi vốn cũng như lợi nhuận hợp lý chỉ có thể bằng cách khai thác kinh doanh chính trong công trình đó, trong thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ một khoản tiền nào.

3. Hợp đồng xây dựng chuyển giao – kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Theo cách này nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý bằng công trình mà mình đã bỏ vốn xây dựng thì Nhà nước Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền khai thác đó. Như vậy hợp đồng này khác với hợp đồng BOT ở chỗ là nhà đầu tư nước ngoài khi xây dựng xong công trình không bắt buộc thu hồi vốn bằng cách kinh doanh chính công trình đó.

4. Hợp đồng xây dựng chuyển giao (tiếng Anh viết tắt là BT): Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng này áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không muốn kinh doanh trên công trình mà mình đã đầu tư để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình