Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ trong những trường hợp nào? Hội nghị chủ nợ có những quyền gì?

 

Thành phần bắt buộc của Hội nghị chủ nợ gồm có: các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, chủ doanh nghiệp hay đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, đại diện công đoàn hay đại diện người lao động.

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của trên 50% số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 số nợ không có đảm bảo. Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức sau 30 ngày kể từ ngày hoãn lần thứ nhất. Lần này chỉ cần số chủ nợ đại diện cho 2/3 số nợ không có đảm bảo có mặt chứ không cần số người có mặt là trên 50% như lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ có thẩm quyền:

1. Xem xét để thông qua hay không thông qua phương án hòa giải, tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

2. Thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, nếu không có phương án hòa giải hoặc phương án hòa giải không được thông qua;

Trong Hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải có mặt để trình bày phương án hòa giải về các giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trả lời các vấn đề nêu ra tại hội nghị.

Nếu phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh được thông qua, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình