Cũng như phương thức nuôi tập trung, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra trọng lượng. Việc nuôi vịt siêu trứng theo đúng trọng lượng chuẩn sẽ có ý nghĩa rất lớn và ảnh hưởng nhiều tới năng suất đẻ trứng cao của vịt. Trong giai đoạn hậu bị, bà con có thể kiểm tra trọng lượng vịt vào 3 thời điểm: 8 tuần tuổi, 12 và 16 tuần tuổi. Trọng lượng ở các thời điểm này lần lượt là 1,2 kg; 1,35 kg; 1,55 kg. Cách kiểm tra là bắt ngẫu nhiên 10 – 15 con vịt mái lúc đói, khô lông, cân rồi chia bình quân. Nếu vịt có trọng lượng lớn hơn quy định thì phải giảm thời gian chăn thả đồng hoặc giảm lượng thức ăn bổ sung. Ngược lại, nếu vịt có trọng lượng nhỏ hơn quy định thì phải tăng thời gian chăn thả đồng hoặc tăng lượng thức ăn bổ sung sao cho vịt đạt được trọng lượng quy định. Trọng lượng vịt lúc trước khi vào rớt hột khoảng 1,6 – 1,7 kg là tốt nhất.
- Thức ăn bẩm sinh giai đoạn này là lúa, cám gạo hay cám viên dùng cho vịt hậu bị (thí dụ loại 2V hay 12V của hãng Vifoco).
- Trong quá trình chăn thả, hàng ngày cần quan sát kỹ sức khỏe của đàn vịt. Nếu về ban đêm vịt ngủ ngon, yên lặng và vịt nước ối và khỏe mạnh; còn khi thời tiết thay đổi thì chúng thường đói và kêu và cả đàn xôn xao. Vào buổi trưa, khi nghỉ, vịt thường nằm yên tĩnh hoặc liêm diêm mắt. Nếu vịt ủ rũ, chậm chập hoặc kêu nhiều thường là vịt bị mệt, khát nước hay quá nóng, quá lạnh, cũng có khi là do bị đĩa bám nhiều. Khi đi chăn thả vịt nên mang theo cuốc xẻng hoặc dây ràng để làm lều di động cho vịt. Khi có mưa, bão cần đưa vịt về kều tránh mưa gió.
Cần tránh xô đuổi, bắt vịt nhiều làm vịt đè nhau gây chảy máu do bị dập ống lông non, nhất là khi vịt 40 – 50 ngày lá lúc lông non ở cách đang mọc.
Nuôi vịt vùng ven biển cần chú ý thời gian lên xuống của thủy triều để đưa vịt đi ăn mồi hợp lý. Trước khi cho vịt ra bãi biển cần cho vịt uống và tắm nước ngọt trước, sau khi đưa vịt về cũng phải đưa vịt vào nghỉ ở đồng nước ngọt cho chúng uống nước, tắm rửa |