Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Khi nào thì cần “dập vịt”? Phương pháp và cách nuôi vịt trong thời kỳ này?

Sau khi vịt đẻ một thời gian, khoảng 1 năm, nếu tỉ lệ đẻ giảm còn trên dưới 30 – 40% thì nên tiến hành dập vịt. Dập vịt nghĩa là cho vịt ngừng đẻ hoàn toàn bằng cách cho vịt nhịn đói, sau đó cần nhổ lông cho nó. Sau thời gian dập vịt, vịt sẽ đẻ với tỉ lệ cao, cao, ổn định. Kinh nghiệm dập vịt thường như sau:

Vịt được nhốt lại trong chuồng từ 1 - 3 ngày tuỳ theo sức khỏe của đàn vịt, nếu vịt đã xơ xác thì chỉ cần cho nhịn đói 1 ngày, nếu vịt còn béo khỏe thì cho nhịn đói thêm 1 – 2 ngày nữa, trong thời gian nhịn đói phải cho vịt uống nước đầy đủ, thông thường đến ngày thứ hai là vịt đã có thể nhổ lông dễ dàng. Khi nhổ lông cần bắp vịt nhẹ nhàng tránh xô đuổi. Nhưng nhổ vịt cần nắm chắt vịt trên xương cánh, một tay cầm lông cánh nhổ mạnh ra, nếu thấy không có máu hay thịt ở chân lông là được, nên nhớ chỉ nhổ 10 đôi lông cánh chính ở 2 bên cánh, cũng có thể nhổ lông đuôi. Khi ta nhổ cần làm hết cả đàn, tránh để sang ngày hôm sau. Sau khi nhổ lông có thể giữ vịt ở nhà không đưa đi chăn. Cần cho vịt ăn nước ối đủ ngay sau khi nhịn đói bằng thức ăn vịt hậu bị (thí dụ số 2V của hãng Vifoco). Khoảng 3 ngày sau cho vịt đi chăn đồng, tùy theo tình hình đồng áng mà bổ sung thêm thức ăn vịt hậu bị cho vịt. Trong khoảng trên dưới 1 tháng khi vịt mọc lông lại thì sẽ cho vịt ăn tăng dần và chuẩn bị bước vào thời kỳ dựng vịt.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình