1. Chính phủ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước như sau:
a. Phê duyệt phương án thánh lập mới, tổ chức và sắp xếp lại công ty nhà nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, táhnh phố trực thuộc trung ương.
b. Quyết định hoặc phân cấp quyết định các dự án đầu tư của công ty nhà nước; quyết định hoặc phân cấp quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung, tăng, giảm vốn điều lệ của công ty nhà nước; trình Quốc hội phê duyệt các dự án đầu tư của công ty nhà nước thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
c. Thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước vào công ty khác. Quyết định hoặc phân cấp quyết định các dự án góp vốn, tài sản của Nhà nước hoặc công ty nhà nước vào liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư của công ty nhà nước ra nước ngoài.
d. Quy định chế độ tài chính của công ty nhà nước.
đ. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ở công ty nàh nước.
e. Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và ácc quyền lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty nhà nước.
g. Quy định các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của công ty nhà nước, trong đó có chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư liệu sản xuất.
h. Quy định chế độ kiểm tra, giám sát công ty nhà nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; đánh giá kết quả hạot động kinh doanh của công ty, họat động quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc hặoc Giám đốc.
2. Chính phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cho các cơ quan, tổ chức đại diện chủ sở hữu sau đây:
a. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
b. Hội đồng quản trị công ty nhà nước theo quy định tại Điều 30 của Luật này.
c. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Luật doanh nghiệp nhà nước |